Lễ cúng Thổ công của người Tày ở Chiềng Ken

Trong quan niệm của đồng bào Tày ở Chiềng Ken (huyện Văn Bàn), sau nghi lễ cúng Thổ công, mọi người mới được ra đồng, lên nương hoặc đi làm các công việc khác, chính thức bước vào năm mới với mong ước mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, bản làng no ấm, yên vui…

Đã thành thông lệ, cứ dịp Tết Nguyên đán hằng năm, đồng bào Tày ở xã Chiềng Ken lại tổ chức nghi lễ cúng Thổ công tại miếu thờ của làng.Từ sáng sớm, mọi nhà trong làng đã thức dậy, sửa soạn mâm lễ cho kịp giờ để mang đến miếu làng dâng cúng thần linh. Mỗi làng có một dòng họ đứng ra thực hiện nghi lễ cúng.

Rước mâm cỗ ra miếu làng để cúng thổ công.

Ông Tạ Minh Khuê, Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin huyện Văn Bàn cho biết: Theo nghiên cứu về văn hóa của đồng bào Tày, làng nào cũng có một dòng họ và chỉ dòng họ duy nhất đó mới được thực hiện nghi lễ cúng Thổ công. Đó là dòng họ lập nên làng và họ duy trì truyền từ đời này sang đời khác để thực hiện việc cúng lễ truyền thống hằng năm.

Đúng vào giờ Thìn, dưới gốc cây sung cổ thụ hàng trăm năm tuổi, bên dòng suối Nhù, ông Vương Văn Sành, năm nay 88 tuổi ở thôn Ken 2, Trưởng dòng họ Vương cùng con trai - người sẽ kế tục thực hiện nghi lễ sau này - đọc bài cúng Thổ công mà cha ông truyền lại. Các gia đình cũng quây quần xung quanh mâm lễ, thành tâm cầu chúc và mong ước những điều tốt lành nhất trong năm mới cho dòng họ và cả làng.

Ông La Quốc Lưu, ở thôn Ken 2 cho biết: Từ khi còn nhỏ, tôi đã được tham gia nghi lễ này. Trước đây, cả làng thường dậy sớm mổ lợn để làm lễ cúng. Nhà nào cũng muốn mang mâm lễ thật đủ đầy, thể hiện tấm lòng để dâng cúng thần linh, trời đất, cũng là dịp mời mọi người thưởng thức “cỗ tết” nhà mình…

Kết thúc phần lễ, người Tày ở đây tổ chức phần hội với các trò chơi dân gian sôi nổi, thu hút mọi người trong làng tham gia như đánh yến, kéo co, hát... Sau khi tổ chức cúng lễ Thổ công xong, cả làng cùng nhau ăn mừng ngay tại miếu làng, cầu chúc một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, nhà nhà mạnh khỏe, yên vui.

Ngoài tín ngưỡng truyền thống của đồng bào Tày, đây cũng là dịp để bà con trong các thôn, bản có dịp cùng nhau ăn tết, vui xuân, thắt chặt đoàn kết, gắn bó tình làng nghĩa xóm.

Cùng với các tín ngưỡng đầu xuân như Lễ hội Xuống đồng, nghi lễ “Mo tham thát”, nghi lễ cúng Thổ công đang được ngành văn hóa phục dựng, bảo tồn để trở thành di sản văn hóa trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Tày ở Văn Bàn.            

 
Theo Minh Hà/LCĐT

Tin Liên Quan

Chuẩn bị tốt các điều kiện, sẵn sàng cho Lễ hội Đền Mẫu Thượng Sa Pa

Để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cũng như Hè 2021, Thị xã Sa Pa đã và đang có nhiều hoạt động, tổ chức các sự kiện, trong đó có tuần Lễ hội Đền Mẫu Thượng. Đây là Lễ hội lần đầu tiên được tổ chức, kéo dài từ ngày 10-14/4. Hiện công tác chuẩn bị đang...

Người Hà Nhì đón Tết cổ truyền Ga Tho Tho

Ga Tho Tho là Tết cổ truyền của đồng bào Hà Nhì ở vùng cao (Bát Xát). Tháng 11 âm lịch hằng năm, sau khi thu hoạch xong mùa màng, đồng bào Hà Nhì lại rộn ràng tổ chức Tết cổ truyền Ga Tho Tho. Tết Ga Tho Tho năm nay được tổ chức từ ngày mùng 3 -5/11 âm lịch (tức ngày 28 - 30/11/2019).

Lễ cưới của người Thu Lao

Mỗi dân tộc có phong tục cưới hỏi khác nhau, người Giáy đón dâu chăng dây ở cổng, người Dao đón dâu với điệu múa bát quái… còn người Thu Lao đón dâu bằng ngựa hồng. Đến nay, tập quán độc đáo này vẫn được giữ gìn và duy trì ở vùng Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương.

Đồng bào Hà Nhì rộng ràng tổ chức Lễ hội Khô Già Già

Từ ngày 6 - 8/7, đồng bào Hà Nhì trên vùng cao Bát Xát rộn ràng tổ chức Lễ hội Khô Già Già. Đây là nghi lễ cầu mùa lớn nhất trong năm của người Hà Nhì, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Người Giáy Bản Qua khôi phục Lễ cúng rừng “Doong Sía”

Cùng với các lễ hội khác của đồng bào các dân tộc huyện Bát Xát, Lễ cúng thần rừng “Doong Sía” của người Giáy xã Bản Qua, huyện Bát Xát là dịp để người dân gửi gắm những mong ước, sự hy vọng về một năm mới no đủ, gia đình mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi...

Độc đáo nghi lễ tảo mộ của người Hà Nhì

Tháng 2 âm lịch hàng năm là thời điểm đồng bào Hà Nhì ở vùng cao  Bát Xát làm lễ tảo mộ cho người đã mất. Gia đình nào có điều kiện sẽ xây “nhà mới” cho người đã khuất và tổ chức lễ tảo mộ linh đình.