Đặc sản Su su Sa Pa

Hiện nay, vùng trồng Su su ở huyện Sa Pa có trên 150ha, trong đó có trên 100ha sản xuất tập trung ở vùng Ô Quý Hồ, khu Viôlet (thị trấn Sa Pa).

Trong điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp là điều kiện lý tưởng đã tạo lợi thế cho người trồng rau ở Sa Pa phát triển cây Su su với các sản phẩm mang tính đặc trưng, như quả Su su và ngọn Su su.

     Thu hái quả su su.

 

Do được trồng ở độ cao 1.500 mét, với màu mỡ đất mùn núi cao, đồng thời biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn, khả năng tích lũy đường cao, nên đã tạo cho Su su Sa Pa có vị ngọt và độ giòn rất đặc trưng. Rau Su su trồng tại Sa Pa luôn phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt, ít phải dùng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng.

Có một đặc điểm khác biệt so với Su su trồng ở các địa phương khác, là rau Su su Sa Pa chỉ trồng một lần và thu hoạch nhiều năm. Vì vậy, có những gốc Su su ở Sa Pa có tuổi đời hàng chục năm. Sau mỗi một mùa thu hoạch từ tháng 4 - 11 hàng năm, người dân lại cắt bỏ các dây Su su ở trên mặt đất, đồng thời tiến hành bón phân chăm sóc cho phần gốc. Tuy nhiên, năm nay, do thời tiết rét đậm đầu năm kéo dài, lại có tuyết rơi nên mùa thu hoạch Su su ở Sa Pamuộn hơn so với mọi năm.    

 

   Nông dân Sa Pa lựa chọn Su su đóng gói để vận chuyển đi tiêu thụ.

 
Hiện tại, rau su su đang được Hợp tác xã Hoa Đào tiến hành xúc tiến thị trường, quảng bá sản phẩm, đóng gói, có bao bì, mẫu mã nhằm hướng tới xây dựng thương hiệu Su su Sa Pa trở thành một sản phẩm nông nghiệp đặc hữu, mang lại thu nhập cao cho nông dân Sa Pa.

Theo Báo điện tử Lào Cai

Tin Liên Quan

Lan tỏa văn hóa ẩm thực Hàn Quốc tại “xứ sở sương mù”

Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Lào Cai - Sa Pa năm 2023 vừa diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn, đậm sắc màu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc, trong đó, lớp học tập thể làm kim chi là một trong những trải nghiệm ấn tượng.

Giữ nghề làm bánh tẻ gia truyền

Thời đại công nghiệp hoá phát triển, thị trường tràn ngập các loại bánh, trái, thực phẩm ngon, đẹp mắt được sản xuất theo dây chuyền hiện đại. Nhưng những loại bánh mang hương vị truyền thống được nhiều gia đình người Việt lưu giữ từ nhiều đời là điều đáng trân quý. Nghề làm bánh tẻ (hay còn...

Độc đáo ẩm thực chợ phiên

Ai có dịp lên Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương chắc hẳn đều đã từng thưởng thức những món ẩm thực truyền thống của đồng bào vùng cao như thắng cố ngựa, mèn mén của người Mông, phở chua, bánh đúc ngô của người Nùng, xôi ngũ sắc của người Tày… tạo nên nét văn hóa riêng ở các chợ phiên.

Bánh trong nghi lễ của người Tày ở Nghĩa Đô

Vào dịp tết Nguyên đán, tết tháng Bảy, người Tày Nghĩa Đô gói các loại bánh đặc sản dâng cúng tổ tiên, thần linh, tổ Then, cầu cho người yên, vật thịnh, vật nuôi, cây trồng phát triển, thể hiện ước muốn về cuộc sống hưng thịnh, đạo hiếu uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây.

“Nghiêng say” ẩm thực Bắc Hà

Đến với vùng đất được mệnh danh là "cao nguyên trắng", du khách được rong ruổi cùng những vòng đua ngựa gay cấn kỳ thú, được say mê cùng tiếng khèn, điệu múa nơi quanh năm mây mù bao phủ và ấn tượng bởi thế giới ẩm thực phong phú, những sản phẩm mang đậm văn hóa, con người vùng cao Bắc Hà.

Độc đáo ẩm thực của người Tày Nghĩa Đô - Bảo Yên

Trong vốn văn hóa lâu đời của người Tày Nghĩa Đô (Bảo Yên), thì văn hóa ẩm thực luôn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách mỗi khi đến thăm. Về Nghĩa Đô, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn chế biến từ những sản vật có sẵn dưới suối, trên rừng, tức là những nguyên liệu mà người Tày...