Du lịch Lào Cai: Cơ hội và thách thức

Vị trí địa lý, giao thông thuận lợi cũng là một trong những điều kiện giúp Lào Cai đón số lượng lớn khách du lịch và trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc.
Tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai năm 2014 đạt: 112.872 lượt, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó có trên 924.761 nghìn lượt khách nội địa và 545.239 khách quốc tế. Doanh thu xã hội từ du lịch đạt 3.276 tỷ đồng.

Khách du lịch đến Lào Cai có xu hướng tăng tập trung vào các ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ. Trung bình hai ngày nghỉ cuối tuần Lào Cai đón khoảng 10.000 đến 15.000 lượt khách, trung bình một tuần khoảng 23.000 lượt.
 

Xây dựng Bắc Hà thành trạm trung chuyển quan trọng kết nối giữa các vùng du lịch
rộng lớn khu vực Tây Bắc mở rộng. Ảnh Phạm Sơn
 
Đường giao thông thuận lợi, thời gian di chuyển rút ngắn đáng kể so với trước khi có đường cao tốc là yếu tố quan trọng thúc đẩy lượng khách du lịch tăng mạnh. Điều này dẫn tới việc có thể xảy ra tình trạng trạng tắc nghẽn giao thông cục bộ tại các điểm giao cắt đô thị, trên các tuyến đường đi tới các điểm du lịch, các danh thắng, di tích do đường nội tỉnh nhỏ hẹp, thiếu điểm đỗ xe hoặc điểm đỗ xe không đáp ứng quy mô như tại đền Bảo Hà, thành phố Lào Cai, Bắc Hà, quốc lộ 4D nối Sa Pa, v.v...

Với điều kiện hiện tại của Lào Cai thì các dịch vụ du lịch chưa thể đáp ứng với sự gia tăng khách đột biến. Sẽ thiếu các trạm dừng nghỉ với các dịch vụ thiết yếu (điểm dừng nghỉ ngắm cảnh, nhà vệ sinh); thiếu hoạt động thông tin giới thiệu chỉ dẫn du lịch, hoạt động trưng bày và bán sản phẩm lưu niệm, sản phẩm du lịch đặc thù tại các điểm dừng nghỉ; thiếu dịch vụ lưu trú, quá tải nhà hàng, dịch vụ ăn uống, nguồn nhân lực ngành du lịch (hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ buồng, bàn, nhà hàng) không đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Lượng khách tăng vào ngày nghỉ cuối tuần tạo sức ép đối với môi trường, văn hóa, xã hội như tình trạng rác thải đô thị; lượng khách du lịch tăng cao, tập trung đông đúc tại các tuyến du lịch bản làng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa bản địa, tác động trực tiếp đến đối tượng khách quốc tế vốn ưa thích văn hóa truyền thống và đi bộ tại các đường mòn ít người.

Đứng trước những khó khăn, thách thức này, tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng triển khai các giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách ngay trong thời gian tới. Trước hết, Lào Cai sẽ thực hiện quy hoạch lại du lịch Sa Pa trên cơ sở các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; quy hoạch chi tiết du lịch các huyện Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương và thành phố Lào Cai; quy hoạch một số điểm du lịch trọng điểm như Nghĩa Đô (Bảo Yên), Y Tý (Bát Xát), khu ruộng bậc thang gắn với thung lũng Mường Hoa (Sa Pa).

Mở rộng không gian du lịch sang các vùng lân cận cũng là giải pháp để giảm tải cho du lịch các vùng trọng điểm. Đối với Sa Pa, mở rộng không gian du lịch kéo dài xuống phía thung lũng Mường Hoa, Thanh Phú, Nậm Cang; mở rộng các điểm du lịch Tả Van, Séo Mý Tỷ và các tuyến du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Hoàng Liên; mở rộng không gian theo hướng Tả Phìn – Bản Khoang nối sang Bát Xát nhằm giảm tải cho khu vực thị trấn trung tâm.
Làng định cư người Hà Nhì - Bát Xát. Ảnh Phạm Sơn

Trọng điểm phát triển du lịch cũng sẽ được ưu tiên mở rộng sang các địa bàn Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Yên và thành phố Lào Cai. Trong đó Bát Xát sẽ phát triển theo loại hình du lịch sinh thái gắn với du lịch văn hóa. Bắc Hà là trạm trung chuyển quan trọng kết nối giữa các vùng du lịch lớn của khu vực Tây Bắc mở rộng (Sa Pa, Bảo Yên – Bắc Hà – Hà Giang). Bảo Yên, thành phố Lào Cai sẽ phát triển loại hình du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch mua sắm.

Phát triển các sản phẩm du lịch du lịch đặc trưng: tổ chức chợ đêm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại khu du lịch Sa Pa và một số tuyến phố đi bộ trong thị trấn. Phát triển văn hóa lanh bản địa của người Mông (Sa Pa) để dệt thổ cẩm và trình diễn phục vụ du lịch. Xây dựng mô hình du lịch sinh thái thí điểm tại huyện Bát Xát và một số điểm du lịch mới (Seo Mý Tỷ - Sâu Chua – Suối Hồ); chương trình du lịch bằng xe ngựa tại Bắc Hà,...

Tỉnh cũng tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, ưu tiên xây dựng các điểm dừng đỗ xe trên các tuyến du lịch trọng điểm, lắp đặt các trạm cung cấp thông tin du lịch, xây dựng các điểm dừng chân ngắm cảnh, khai thông các tuyến đường nối các khu, điểm du lịch trọng điểm.

Tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch Lào Cai; huy động các nguồn lực đầu tư cho du lịch; giải quyết tình trạng bán hàng rong, đeo bám khách du lịch, nhất là tại Sa Pa./.
Phương Hiền

Tin Liên Quan

Khách du lịch đến Lào Cai đạt hơn 256 nghìn lượt trong 5 ngày nghỉ lễ

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 256.485 lượt (trong đó khách du lịch nội địa là 240.166 lượt, khách quốc tế đạt 16.319 lượt), tăng 13% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 857 tỷ đồng, tăng 20% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023.

Khai mạc Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu"

Tối 27/4, tại sân quần thị xã Sa Pa đã khai mạc Lễ hội mùa Hè Sa Pa năm 2024 với chủ đề "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu". Đây là một trong năm lễ hội thường niên đã trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng mang bản sắc và thương hiệu riêng có của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Bảo Yên khai mạc Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông lần thứ 2 năm 2024”

Ngày 27/4, huyện Bảo Yên long trọng tổ chức khai mạc chuỗi các hoạt động kích cầu du lịch tại Điểm du lịch cộng đồng Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông lần thứ hai năm 2024” gồm nhiều sự kiện hấp dẫn.

Lào Cai hưởng ứng Chương trình “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu”

Để đón đầu kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 và mùa du lịch hè 2024, thúc đẩy phát triển du lịch và triển khai, thực hiện hiệu quả chương trình kích cầu du lịch nội địa, tỉnh Lào Cai tham gia phát động Chương trình “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu” trên địa bàn tỉnh.

Lào Cai - điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ

Chỉ còn hai ngày nữa kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 sẽ chính thức bắt đầu. Theo kế hoạch, dịp này các địa phương sẽ tổ chức nhiều hoạt động kích cầu, thu hút du khách. Hiện các điểm du lịch, cơ sở lưu trú cũng đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất, nhằm mang đến cho du khách một kỳ nghỉ thú vị.

Khảo sát, điền dã các di tích danh lam, thắng cảnh tại huyện Bát Xát

Trong 2 ngày, 23 và 24/4, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Bảo tàng tỉnh thực hiện khảo sát, điền dã thác Ong Chúa và đỉnh núi Nhìu Cồ San (thuộc thôn Nhìu Cù San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát) để lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích danh lam, thắng cảnh cấp tỉnh.