Hiện thực hóa các mục tiêu hợp tác Việt Nam-Ấn Độ

Chiều 20/1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có buổi tiếp ông Rajeev Kher, Thứ trưởng Bộ Thương mại và công nghiệp Ấn Độ sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Thứ trưởng Bộ Thương mại và công nghiệp Ấn Độ Rajeev Kher.
Ảnh: VGP/Nguyên Linh

Chào mừng chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác Ấn Độ tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao kết quả mà Tiểu ban hỗn hợp hai bên đạt được trong chuyến thăm.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, quan hệ hợp tác truyền thống, đối tác chiến lược giữa Việt Nam đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ và hai bên cần tích cực hợp tác, trao đổi các biện pháp nhằm triển khai thực hiện các thỏa thuận, cam kết giữa Chính phủ hai nước tại chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong tháng 10/2014 vừa qua, phấn đấu đạt mục tiêu đưa kim ngạch song phương hai nước lên 7 tỷ USD vào năm 2015 và 15 tỷ USD vào năm 2020 mà lãnh đạo cấp cao đã đề ra.

Phó Thủ tướng đề nghị Ấn Độ cần khuyến khích các DN tích cực đẩy mạnh các hoạt động thương mại, đầu tư ở thị trường Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực dệt may, dược phẩm, cơ khí, dệt may, da giày... vốn có nhiều tiềm năng hợp tác giữa hai bên, triển khai khẩn trương hơn các dự án dầu khí, điện lực mà Ấn Độ đã triển khai ở Việt Nam.

Đồng thời, tích cực phối hợp và triển khai Hiệp định thương mại đã ký giữa ASEAN và ẤN Độ về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.

Cảm ơn Phó Thủ tướng đã dành thời gian tiếp Đoàn, Thứ trưởng Ấn Độ Rajeev Kher đã báo cáo về những kết quả hữu ích trong các cuộc làm việc với các cơ quan của Việt Nam, khẳng định quan điểm trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, Việt Nam đang và sẽ tiếp tục được Ấn Độ coi là một đối tác cần được đẩy mạnh hợp tác và là trọng tâm trong quá trình triển khai chính sách Hướng Đông.

Thứ trưởng Rajeev Kher cho biết, sau chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam sang Ấn Độ, thì kinh tế thương mại được coi là một trong những điểm trọng tâm trong hợp tác giữa hai nước. Ngay trong chuyến thăm lần này của Đoàn cũng có hơn 40 doanh nghiệp Ấn Độ sang tìm hiểu và trao đổi các cơ hội hợp tác đầu tư, thương mại trong nhiều lĩnh vực ở Việt Nam.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tiếp tân Tổng giám đốc Công ty Samsung Việt Nam Han Myung Sok.
Ảnh: VGP/Nguyên Linh

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có buổi tiếp tân Tổng giám đốc Công ty Samsung Việt Nam Han Myung Sok sang tiếp nhận vị trí điều hành các dự án FDI của Samsung trị giá hàng chục tỷ USD tại Việt Nam./.

Theo chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.