"Vó ngựa cao nguyên" sẵn sàng cuộc đua

"Đến thời điểm này, các công việc chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng chào đón du khách". Đó là khẳng định của ông Bùi Văn Vinh, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Hà về Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 16 sẽ diễn ra vòng loại vào ngày 3/6.
anh 5.jpg
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà hằng năm luôn được đông đảo người dân và du khách mong chờ.

Trong khuôn khổ Festival “Cao nguyên trắng” Bắc Hà mùa hè năm 2023, diễn ra từ ngày 3 - 11/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 16 là sự kiện được mong chờ nhất. Thời gian qua, các nài ngựa đã tích cực chăm sóc ngựa đua và luyện tập.

Giải đua năm nay quy tụ hơn 100 nài ngựa. Các nài ngựa nam, nữ đến từ các huyện trong tỉnh Lào Cai và một số nài ngựa đến từ Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên…

Giải được tổ chức vòng loại từ 9 giờ ngày 3/6, cự ly thi đấu 1.900 m. Các nài ngựa xuất sắc sẽ bước vào vòng chung kết, được tổ chức từ 9 giờ ngày 10/6, cự ly thi đấu 1.500 m. Tại vòng chung kết, các nài ngựa sẽ tranh giải Nhất, Nhì, Ba, các hạng mục cá nhân, đồng đội.

Vòng loại và vòng chung kết được tổ chức cách nhau 1 tuần, tạo cơ hội để các nài ngựa có thêm thời gian luyện tập, chuẩn bị sức khỏe và tinh thần trước khi bước vào vòng chung kết. Đồng thời, tổ chức vào các ngày cuối tuần, thuận lợi cho người dân và du khách theo dõi và cổ vũ.

Ông Bùi Văn Vinh, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Hà

1 tháng trước khi giải đua ngựa diễn ra, khắp các thôn, bản của huyện Bắc Hà, nhiều người đã gác lại việc nhà nông, miệt mài luyện tập. Những ngày này, chị Vàng Thị Hồng và chồng là anh Lâm Văn Nam, ở thôn Na Pắc Ngam, xã Tà Chải không cho ngựa đi thồ hàng.

Anh Lâm Văn Nam cho biết: Ngày thường, tôi vẫn dùng ngựa để thồ hàng và nông sản. Đến mùa đua ngựa, tôi dành cho ngựa chế độ dinh dưỡng đặc biệt, khẩu phần ăn nhiều tinh bột hơn.

Chị Vàng Thị Hồng và chồng là Lâm Văn Nam, ở thôn Na Pắc Ngam, xã Tà Chải chăm sóc ngựa trước giải đua..jpg
Chị Vàng Thị Hồng và chồng là anh Lâm Văn Nam chăm sóc ngựa theo chế độ đặc biệt.

Tại giải đua ngựa năm nay, xã Na Hối tham gia đông nhất. Là địa phương luôn giành thứ hạng cao trong các mùa giải trước, giải năm nay, Na Hối quyết tâm giữ vững thành tích. Hằng ngày, từ 6 giờ đến 8 giờ và khoảng 15 đến 16 giờ, các nài ngựa của xã Na Hối thường đưa ngựa ra sân vận động trung tâm huyện tập luyện.

Anh Vàng Văn Thức, ở xã Na Hối, một trong những nài ngựa có kinh nghiệm nhiều năm thi đấu, mùa giải này tiếp tục đăng ký tham gia. Ở các mùa giải trước, anh Thức đều lọt vào vòng chung kết, từng đoạt giải Nhất, Nhì, Ba. Thời gian này, anh dành cho ngựa đua của mình chế độ chăm sóc đặc biệt, đồng thời tích cực tập luyện mỗi ngày.

Anh Vàng Văn Thức cho biết: Tôi cho ngựa tập tại sân vận động để ngựa quen với đường đua, đồng thời tăng tính bền bỉ, dẻo dai khi thi đấu.

Anh Vàng Văn Thức (bên phải ảnh) sẵn sàng tham gia giải đua..jpg
Anh Vàng Văn Thức (phải ảnh) tập luyện sẵn sàng giải đua ngựa.

Sáng 3/6, ngay trước giờ vòng loại diễn ra, huyện Bắc Hà sẽ tổ chức nghi thức cầu may cho các đoàn tham gia. Các hoạt động sẽ được tái hiện nghi thức dưới dạng tóm lược cho du khách tham quan, trải nghiệm tìm hiểu thêm giá trị, ý nghĩa của giải đua ngựa.

Sau đó là màn diễu hành “Vũ điệu ngựa trên cao nguyên” gắn với ý nghĩa ca ngợi quá trình gắn bó của loài ngựa đối với thăng trầm cuộc sống của cộng đồng các dân tộc huyện Bắc Hà trong lao động, trong chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc và trong hành trình nâng tầm giải đua ngựa trở thành di sản văn hóa phi vật thể.

Ngoài điểm nhấn là giải đua ngựa, Festival “Cao nguyên trắng” Bắc Hà mùa hè năm 2023 sẽ có nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn cho du khách tại các xã trọng điểm về du lịch, tạo cơ hội để du khách khám phá, tìm hiểu những điều mới mẻ tại Bắc Hà. Với sự chuẩn bị chu đáo từ Ban Tổ chức cùng quyết tâm của các nài ngựa, tin tưởng rằng giải sẽ diễn ra thành công, đáp ứng kỳ vọng của du khách.

c6c5de2b99ee47b01eff.jpg
Du thuyền trên sông Chảy, khám phá hang Tiên cũng là địa chỉ hứa hẹn thu hút du khách trong khuôn khổ Festival. (Ảnh: Nguyễn Bảo Long)

Bắc Hà hiện có 65 nhà hàng, gần 100 cơ sở lưu trú, với tổng số gần 1.000 phòng, đáp ứng cho khoảng 3.000 - 4.000 khách. Trong đó có 8 khách sạn từ 1 - 2 sao, 34 nhà nghỉ và 54 cơ sở homestay tập trung ở ven thị trấn và các xã: Na Hối, Bản Phố, Tà Chải, Thải Giàng Phố, Bản Liền. Hầu hết các cơ sở lưu trú đã đầu tư nâng cấp và chuẩn bị tốt các điều kiện, sẵn sàng đón khách.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Khách du lịch đến Sa Pa tăng 33,2% so với kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2023

Trong 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8 - 3/9), Lào Cai đón khoảng 196.500 lượt khách. Lượng khách du lịch đến các địa phương tăng nhẹ so với kỳ nghỉ 2/9/2023, riêng thị xã Sa Pa đón khoảng 122.770 lượt khách, tăng 33,2% so với kỳ nghỉ lễ 2/9/2023.

Lễ hội mùa Thu "Sa Pa - mùa vàng" 2024 hứa hẹn hàng loạt sự kiện hấp dẫn

Lễ hội mùa Thu Sa Pa 2024 không chỉ là dịp để du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đặc sắc của vùng cao mà còn là cơ hội để trải nghiệm những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực hấp dẫn.

Nên đi đâu tại Lào Cai trong kỳ nghỉ lễ này?

Kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh mùng 2/9 đúng vào dịp thời tiết Lào Cai thuận lợi. Dự kiến những ngày nghỉ trời có nắng, phù hợp để du khách trải nghiệm các hoạt động ngoài trời, tận hưởng không khí đón mùa thu. Những ngày này, các địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn để thu hút...

Lần đầu tiên tỉnh Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế

Với chủ đề “Du lịch Lào Cai - kết nối khát vọng xanh”, Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2024 (Laocai International Travel Mart – LITM 2024) sẽ được tổ chức từ ngày 7/11 đến ngày 10/11/2024 tại khu vực Quảng trường Đinh Lễ (thành phố Lào Cai).

Hoa dơn thóc rực rỡ khoe sắc trên đỉnh Fansipan

Kéo dài tới hết 30/8, Lễ hội hoa dơn thóc 2024 đang thu hút đông đảo khách du lịch tới đỉnh Fansipan với biển hoa trải dài từ độ cao hơn 3.000 m và hàng loạt hoạt động vui chơi hấp dẫn, mang đậm sắc màu văn hóa Tây Bắc.

Đi tàu hỏa - trải nghiệm thú vị cho du khách đến Lào Cai