Sa Pa - hướng tới Đô thị du lịch sạch ASEAN

Sa Pa được biết đến là một điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với khí hậu trong lành, mát mẻ mang sắc thái Châu Âu hội tụ 4 mùa trong 1 ngày - là điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng vào mùa Hè và là nơi khám phá, trải nghiệm tuyết độc đáo vào mùa Đông. Đặc biệt, Sa Pa được công nhận là Khu du lịch Quốc gia vào năm 2017 và năm 2020 chính thức chuyển từ chính quyền nông thôn lên chính quyền đô thị, đây là lợi thế lớn cho sự phát triển của Sa Pa nói chung và du lịch Sa Pa nói riêng.

Phát huy những lợi thế về tài nguyên, trong nhiều năm qua, du lịch Sa Pa đã và đang có những bước phát triển vượt bậc, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid - 19 từ năm 2020 đến hết quý I/2022, lượng khách du lịch giảm sâu – đặc biệt năm 2021 Sa Pa chỉ đón 635 nghìn lượt khách, tương đương thời điểm của năm 2010. Tuy nhiên khi dịch bệnh được kiểm soát, bắt đầu từ quý II/2022, du lịch Sa Pa đã nhanh chóng phục hồi. Kết thúc năm 2022, thị xã Sa Pa đón trên 2,5 triệu lượt khách và đến năm 2023 – Năm du lịch Sa Pa tròn 120 năm tuổi, thị xã đón trên 3,68 triệu lượt khách.

Thị xã Sa Pa dự kiến đón 5,8 triệu lượt khách vào năm 2025.

Sự phát triển của khách du lịch đã kéo theo sự phát triển của các cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ. Đến nay, thị xã Sa Pa có tổng số 1.273 cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ, trong đó 711 cơ sở lưu trú; 283 cơ sở dịch vụ ăn uống; 90 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu niệm và quà tặng: 67 cơ sở dịch vụ Massager, tắm lá thuốc; 27 đơn vị dịch vụ vận tải với trên 200 đầu xe;... từng bước đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của khách du lịch.

Nhiều năm liên tiếp, du lịch Sa Pa nhận được những danh hiệu vô cùng ấn tượng như: Top 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất Đông Nam Á; Top 14 điểm đến hấp dẫn nhất châu Á; 1/10 điểm ngắm tuyết đẹp nhất Châu Á; Top 10 điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất trên google search; Top 100 điểm đến trải nghiệm thú vị nhất thế giới; Top 50 thị trấn đẹp nhất thế giới...

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong những năm qua du lịch Sa Pa còn bộc lộ một số hạn chế. Sự tăng trưởng nhanh về lượng khách tạo áp lực lên cơ sở hạ tầng; sự phát triển của các dự án, công trình xây dựng làm ảnh hưởng cân bằng sinh thái, ảnh hưởng tới cảnh quan; quá trình đô thị hóa nhanh làm giảm không gian văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Cơ sở vật chất chuyên ngành về du lịch và sản phẩm du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách; nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và yếu, tính chuyên nghiệp chưa cao, đặc biệt sau đại dịch Covid - 19; du lịch cộng đồng chưa rõ nét, tình trạng trẻ em chèo kéo, đeo bám và ăn xin vẫn chưa được giải quyết triệt để...

Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch đồng bộ, hiện đại.

Mục tiêu Đại hội Đảng bộ thị xã Sa Pa giai đoạn 2020-2025 xác định, thị xã Sa Pa đón 5,8 triệu lượt khách với tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 27.819.400 triệu đồng. Để đạt được mục tiêu trong lĩnh vực du lịch, thị xã Sa Pa đề ra 06 nhiệm vụ, giải pháp trong tâm:

Phát triển hạ tầng du lịch, xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông và bãi đỗ xe kết nối du lịch; Đầu tư và kêu gọi đầu tư, hoàn thiện các dự án trọng điểm về du lịch trên địa bàn thị xã; Xây dựng các công trình quảng trường gắn với trung tâm hội nghị, sân vận động, rạp chiếu phim, thư viện, trung tâm văn hóa Sa Pa; nâng cấp và mở rộng Bảo tàng Sa Pa… đảm bảo các tiêu chí thành lập thị xã Sa Pa.

Phát triển nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế; ưu tiên đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực địa phương; nâng cao nhận thức về phát triển khu du lịch quốc gia Sa Pa mang tầm quốc tế, nâng cao trình độ công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ 4.0 vào du lịch.

Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng mang bản sắc Sa Pa. Xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa gắn với du lịch cộng đồng các dân tộc Sa Pa với chủ đề “Sa Pa – Xứ sở trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa truyền thống” trong đó tập tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng 5 điểm du lịch cộng đồng theo Tiêu chuẩn ASEAN gắn với đặc trưng 05 dân tộc thiểu số của địa phương.

Sa Pa hotel - Khách sạn 5 sao tại Sa Pa.

Hoàn thiện bộ công cụ quảng bá, tuyên truyền; khai thác nhà du lịch Sa Pa thành trung tâm cung cấp thông tin, tư vấn các dịch vụ du lịch; tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa mang tính thương hiệu riêng có cho Sa Pa (Du lịch 5 mùa, Festival Thổ cẩm, Lễ hội tình  yêu, Festival hoa Sa Pa; Giải Marathone, đua xe đạp quốc tế Sa Pa). Áp dụng các chương trình khuyến mại đặc biệt cho du khách trong nước, quốc tế tại Sa Pa khắc phục tính mùa vụ du lịch; Thực hiện chương trình xúc tiến quảng bá phù hợp với từng phân khúc thị trường.

Giải quyết cơ bản tình trạng chèo kéo, đeo bám khách: Thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển cộng đồng thuộc UBND thị xã Sa Pa nhằm hỗ trợ công tác đào tạo và giới thiệu việc làm cho cộng đồng; Tổ chức rà soát các đối tượng, nắm bắt nhu cầu việc làm phù hợp; Tổ chức đào tạo và giới thiệu việc làm cho các đối tượng nhằm tạo sinh kế bền vững; Hình thành các điểm bán hàng cho bà con và các tuyến phố đi bộ để tạo điều kiện cho bà con bán hàng, tăng thu nhập.

Bảo tồn, khai thác những giá trị văn hóa vật thể. Đầu tư phát triển nghề truyền thống các dân tộc Sa Pa thành sản phẩm hàng hóa và quà tặng lưu niệm; Sưu tầm, biên soạn và xây dựng kịch bản tổ chức các lễ hội và nghi lễ  truyền thống phục vụ du lịch; Lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Bảo tồn và khai thác nghệ thuật trình diễn dân gian; Nghiên cứu phát triển ẩm thực truyền thống các dân tộc thành các món ăn phục vụ du lịch; Nghiên cứu, sưu tầm các trò chơi, trò diễn, và các môn thi đấu thể thao dân gian truyền thống nhằm bảo tồn và hình thành các hoạt động tăng cường trải nghiệm với du khách./.

Nguyễn Quang

Tin Liên Quan

Khách du lịch đến Lào Cai đạt hơn 256 nghìn lượt trong 5 ngày nghỉ lễ

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 256.485 lượt (trong đó khách du lịch nội địa là 240.166 lượt, khách quốc tế đạt 16.319 lượt), tăng 13% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 857 tỷ đồng, tăng 20% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023.

Khai mạc Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu"

Tối 27/4, tại sân quần thị xã Sa Pa đã khai mạc Lễ hội mùa Hè Sa Pa năm 2024 với chủ đề "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu". Đây là một trong năm lễ hội thường niên đã trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng mang bản sắc và thương hiệu riêng có của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Bảo Yên khai mạc Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông lần thứ 2 năm 2024”

Ngày 27/4, huyện Bảo Yên long trọng tổ chức khai mạc chuỗi các hoạt động kích cầu du lịch tại Điểm du lịch cộng đồng Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông lần thứ hai năm 2024” gồm nhiều sự kiện hấp dẫn.

Lào Cai hưởng ứng Chương trình “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu”

Để đón đầu kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 và mùa du lịch hè 2024, thúc đẩy phát triển du lịch và triển khai, thực hiện hiệu quả chương trình kích cầu du lịch nội địa, tỉnh Lào Cai tham gia phát động Chương trình “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu” trên địa bàn tỉnh.

Lào Cai - điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ

Chỉ còn hai ngày nữa kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 sẽ chính thức bắt đầu. Theo kế hoạch, dịp này các địa phương sẽ tổ chức nhiều hoạt động kích cầu, thu hút du khách. Hiện các điểm du lịch, cơ sở lưu trú cũng đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất, nhằm mang đến cho du khách một kỳ nghỉ thú vị.

Khảo sát, điền dã các di tích danh lam, thắng cảnh tại huyện Bát Xát

Trong 2 ngày, 23 và 24/4, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Bảo tàng tỉnh thực hiện khảo sát, điền dã thác Ong Chúa và đỉnh núi Nhìu Cồ San (thuộc thôn Nhìu Cù San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát) để lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích danh lam, thắng cảnh cấp tỉnh.