Bảo Yên: Giải pháp xoá nhà tạm, nhà dột nát trong thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư

Xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo là chủ trương gắn với việc thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới. Huyện Bảo Yên đã rà soát, lên phương án, huy động nguồn lực làm nhà kiên cố, giúp các hộ nghèo ổn định cuộc sống.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đạt chuẩn huyện nông thôn mới, trong đó nhà ở dân cư là một trong những tiêu chí quan trọng góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn và nâng cao chất lượng đời sống cho Nhân dân. Thời gian qua, huyện Bảo Yên đã tập trung nguồn vốn, huy động các nguồn lực để thực hiện xóa nhà chưa đạt chuẩn, tạo tiền đề giúp người dân an cư, lạc nghiệp, tích cực thi đua phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập – Đây được coi là giải pháp căn cơ để xóa nghèo.

Tính đến hết tháng 4/2023, huyện Bảo Yên còn 444 nhà tạm.

Theo kết quả thời điểm rà soát đầu năm 2021, toàn huyện Bảo Yên có 948 nhà chưa đảm bảo 3 cứng, ở hầu hết các xã, thị trấn, trong đó xã Xuân Hòa có 175 nhà. Xác định, nhà ở dân cư là tiêu chí khó trong xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện hoàn thành tiêu chí này, Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên đã ban hành chỉ thị, nghị quyết, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nâng cao chất lượng nhà ở chưa đạt chuẩn.

Huyện Bảo Yên đã tập trung đánh giá rõ về hiện trạng nhà ở chưa đạt chuẩn, hiện trạng sử dụng đất đối với những nhà chưa đạt chuẩn, điều kiện của những hộ đủ tiêu chuẩn được hỗ trợ làm nhà, từ đó xây dựn kế hoạch phân kỳ để huy động nguồn lực hỗ trợ. Theo đó, trong số những nhà chưa đạt chuẩn, có 396 nhà phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và đủ điều kiện tách thửa, 55 nhà phù hợp với quy hoạch nhưng không đủ điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng,…

Cùng với đó, huyện Bảo Yên đề ra các giải pháp hết sức cụ thể để triển khai thực hiện một cách hiệu quả. Trước hết là tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, các tổ chức nhân đạo, từ thiện, cán bộ, công chức và Nhân dân trong huyện hỗ trợ kinh phí, vật tư, ngày công, giúp đỡ các hộ xây dựng, sửa chữa nhà ở, phát huy cao nhất khả năng huy động nguồn lực từ cộng đồng và hộ gia đình, tận dụng khai thác vật liệu tại chỗ như gỗ, tre, nứa, cát, sỏi… để giảm giá thành xây dựng. Thường xuyên rà soát, nắt bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của người dân để có phương án thực hiện phù hợp. gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, cán bộ các xã, thị trấn để nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức thực hiện.

Với giải pháp về đất đai, huyện đã thành lập 01 tổ công tác giải quyết các khó khăn, vướng mắc về lĩnh vực đất đai để tập trung giải quyết, đôn đốc, hướng dẫn các xã hoàn thiện chuyển đổi đối với các trường hợp phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và điều kiện để tách thửa. Đề ra các giải pháp để tháo gỡ đối với trường hợp phù hợp với quy hoạch sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng và những trường hợp không phù hợp với quy hoạch.

Hộ gia đình bà Lưu Thị Mơ, bản Liên Hà 7, xã Bảo Hà được Tập đoàn VNPT hỗ trợ 50 triệu đồng để làm nhà mới.

Giải pháp về nguồn lực, huyện Bảo Yên tập trung huy động từ các quỹ nhân đạo, vì người nghèo, vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia, từ nguồn hỗ trợ các các doanh nghiệp, tập đoàn có các chương trình thiện nguyện về xóa đói, giảm nghèo; huy động vốn tự có của các gia đình. Phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tại cơ sở vận động Nhân dân hỗ trợ các hộ dân trong việc san nền, vận chuyển vật liệu, nhân công xây dựng, tận dụng khai thác vật liệu để xây dựng tại chỗ,...

Qua câu chuyện với ông Vũ Thành Công, Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa được biết năm 2023, xã dự kiến hỗ trợ xóa nhà tạm cho 45 hộ nghèo với số tiền 40 triệu đồng/hộ từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài xóa nhà tạm cho hộ nghèo, các cấp chính quyền xã còn chủ động phối hợp với các ban, ngành của huyện giúp người dân tiếp cận các nguồn vốn thông qua Hội Nông dân, Ngân hàng Chính sách Xã hội, giúp người nghèo ở xã có điều kiện phát triển kinh tế, góp phần thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Ông Nguyễn Anh Dũng – Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên cho biết thêm: Trong tổng số 948 nhà tạm, năm 2021 toàn huyện đã thực hiện 105 nhà, năm 2022 thực hiện được 348 nhà, 5 tháng đầu năm 2023 thực hiện được 51 nhà, hiện toàn huyện còn 444 nhà. Mục tiêu đến hết năm 2025, Bảo Yên hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, về đích đạt chuẩn huyện nông thôn mới./.

Hà Phương

Tin Liên Quan

Trao nhà đại đoàn kết - gửi sự yêu thương

Sáng 19/7, Công đoàn Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai phối hợp với Công đoàn Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại thành phố Hà Nội tổ chức trao hỗ trợ tiền làm nhà mới cho hộ gia đình bà Sùng Thị Sáy, ở thôn Suối Thầu 2 xã Ngũ Chỉ Sơn, thuộc diện hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tăng cường hoạt động giúp đỡ xã thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024

Vừa qua, UBND tỉnh ban hành văn bản số 1810/UBND-NLN về việc tăng cường hoạt động giúp đỡ xã thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024.

Lào Cai và Yên Bái trao đổi kinh nghiệm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Chiều 17/5, tại tỉnh Yên Bái, UBND tỉnh Lào Cai và UBND tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Lào Cai phấn đấu có thêm 18 xã được công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”, “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” năm 2024

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch số 239/KH-BCĐ triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại các xã phấn đấu hoàn thành “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”, “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Xã Tân Thượng phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024

Với chủ đề “Sách và khát vọng phát triển”, chiều 16/4, UBND xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn đã tổ chức Lễ phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024.

Si Ma Cai tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân

Si Ma Cai xác định cây, con chủ lực của huyện đó là cây Lê, Mận, dược liệu và 3 con trâu, bò, lợn đen là thế mạnh của địa phương để tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.