EU nhất trí giảm 11,7% mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng vào năm 2030

Ngày 10/3, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận về cắt giảm 11,7% mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng trong toàn khối vào năm 2030, một mục tiêu mà theo các nhà lập pháp sẽ giúp ứng phó biến đổi khí hậu và hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch của Nga ở châu Âu.

Khí thải thoát ra từ một nhà máy điện than ở Bouchain, miền bắc nước Pháp, ngày 22/12/2022. (Ảnh: Reuters)

Thỏa thuận được thống nhất sau cuộc đàm phán xuyên đêm giữa các nhà đàm phán từ các nước thành viên EU và Nghị viện châu Âu.

Để thực hiện mục tiêu trên, các quốc gia sẽ phải cải tạo hàng triệu tòa nhà lộng gió nhằm giảm thiểu thất thoát năng lượng. Trong bối cảnh hầu hết các tòa nhà ở châu Âu đều sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sưởi ấm, chính sách này rất quan trọng đối với nỗ lực chống biến đổi khí hậu của EU.

Các nhà đàm phán nhất trí rằng, mức năng lượng tiêu thụ của những người dùng cuối trong khối như hộ gia đình và nhà máy vào năm 2030 sẽ thấp hơn 11,7% so với mức sử dụng dự kiến vào thời điểm đó.

Trước đó, trong quá trình đàm phán, Nghị viện Châu Âu yêu cầu mức giảm 14%, trong khi một vài nước thành viên EU kiên trì với mức giảm 9% theo như đề nghị của EU từ năm 2021.

Thỏa thuận mới của EU sẽ có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý. Theo đó, các quốc gia thành viên đặt ra các mục tiêu riêng của mình (không ràng buộc pháp lý) nhưng phải trong phạm vi đáp ứng được mục tiêu chung của khối là cắt giảm 11,7%. Nếu không thỏa mãn điều kiện này, chúng sẽ được Ủy ban châu Âu điều chỉnh để bảo đảm tuân thủ đúng thỏa thuận.

Theo thỏa thuận, từ năm 2024 đến 2030, các nước thành viên EU sẽ phải tiết kiệm trung bình 1,49% mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng, đồng thời tăng tốc độ cải tạo các tòa nhà thuộc sở hữu công, đạt ít nhất 3% tổng diện tích sàn của các tòa nhà mỗi năm.

Thỏa thuận này sẽ được chuyển đến Nghị viện châu Âu và các nước thành viên EU để bỏ phiếu lần cuối. Tuy nhiên, đây thường chỉ là bước thủ tục để thông qua và không có sự thay đổi nào.

https://nhandan.vn/eu-nhat-tri-giam-117-muc-tieu-thu-nang-luong-cuoi-cung-vao-nam-2030-post742471.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng hòa bình toàn thế giới

Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, lãnh đạo các Đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản trên thế giới, các Đảng đối tác, các tổ chức quốc tế đã gửi các điện/thư chia buồn đến Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng...

Bảo vệ giới trẻ trước tác hại của thuốc lá

Thế giới có khoảng 37 triệu trẻ em, từ 13 đến 15 tuổi, hút thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các chính phủ nhanh chóng hành động để bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước.

2024 đang trên đà trở thành năm nóng nhất trong lịch sử

Với việc nhiệt độ trung bình thế giới tháng 6 vừa qua đã phá kỷ lục cao nhất mọi thời đại, các nhà khí tượng học cho rằng, năm 2024 sẽ có thể trở thành năm nóng nhất lịch sử thế giới.

Thu hẹp khoảng cách tiếp cận vaccine

Tăng cường khả năng châu Phi tự sản xuất vaccine là chủ đề được tập trung thảo luận tại Diễn đàn toàn cầu về chủ quyền vaccine và đổi mới, vừa diễn ra ở Paris (Pháp). Để bảo đảm tiếp cận công bằng vaccine, ngoài việc các nước giàu chia sẻ vaccine, các hãng dược thực hiện đầy đủ cam kết phân...

Cộng đồng quốc tế chia sẻ trách nhiệm hỗ trợ người tị nạn

Gần 120 triệu người trên thế giới phải rời bỏ mái ấm để trốn chạy khỏi các cuộc xung đột, bạo lực... Con số nhức nhối này là hồi chuông cảnh báo và cũng thúc giục cộng đồng quốc tế dang rộng vòng tay đón nhận và hỗ trợ người tị nạn, để tránh những thảm kịch tồi tệ.

Xu hướng tích cực trên thị trường năng lượng

Báo cáo Đầu tư Năng lượng thế giới hằng năm của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy, đầu tư toàn cầu vào công nghệ và cơ sở hạ tầng năng lượng sạch dự kiến đạt 2.000 tỷ USD trong năm nay, gấp đôi mức dành cho nhiên liệu hóa thạch. Sự gia tăng chi tiêu cho năng lượng sạch là nhờ kinh tế phát triển...