Thụy Điển và Phần Lan thông báo kế hoạch gia nhập NATO

Ngày 15/5, Phần Lan và Thụy Điển thông báo kế hoạch chuẩn bị nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Việc gia nhập liên minh quân sự gồm 30 quốc gia thành viên được coi là bước đi mang tính lịch sử bởi sẽ chấm dứt tình trạng trung lập mà hai nước Bắc Âu duy trì trong suốt Chiến tranh Lạnh.
 Ngoại trưởng Phần Lan, Thụy Điển và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại một sự kiện ngày 24/1/2022 (Ảnh: AFP).

Trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin, Tổng thống nước này Sauli Niinisto đã thông báo về kế hoạch của Helsinki nhằm nộp đơn gia nhập NATO.  Nhà lãnh đạo Phần Lan giải thêm rằng, việc trở thành thành viên của liên minh quân sự lớn nhất hành tinh sẽ "tối đa hóa" an ninh của Phần Lan sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.

Về phía bà Marin mô tả việc Phần Lan nộp đơn gia nhập NATO là một “quyết định quan trọng” dựa trên một “nhiệm vụ mạnh mẽ”. “Chúng tôi hy vọng rằng Quốc hội sẽ phê chuẩn quyết định xin gia nhập NATO trong những ngày tới” - bà nói thêm.

Thủ tướng Phần Lan cho biết Helsinki đã liên hệ chặt chẽ với NATO và các thành viên khối về quyết định này. Tuần trước, bà Marin và ông Niinisto đã nhấn mạnh quan điểm rằng Phần Lan nên nộp đơn gia nhập NATO “ngay lập tức”.

Ngay sau thông báo của Phần Lan, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson cho biết bà cũng đang ủng hộ phương án đệ đơn gia nhập NATO. Động thái này diễn ra sau khi Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển của bà Magdalena từ bỏ sự phản đối lịch sử trước khả năng Stockholm được trao quy chế thành viên của liên minh quân sự NATO.

NATO là một tổ chức quân sự thành lập năm 1949, ban đầu gồm Mỹ, Canada và một số nước Tây Âu. Theo quy định, việc kết nạp một thành viên mới yêu cầu sự đồng thuận của tất cả thành viên NATO. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nhiều lần khẳng định Thụy Điển và Phần Lan sẽ được chào đón nồng nhiệt nếu quyết định gia nhập NATO. Theo ông Stoltenberg, cả Phần Lan và Thụy Điển đều có mối quan hệ mật thiết với liên minh quân sự này bởi hai quốc gia Bắc Âu thường xuyên tập trận chung với lực lượng của NATO.

Dự kiến, Thụy Điển và Phần Lan sẽ nộp đơn chính thức xin gia nhập NATO trong những ngày tới. Hiện các thành viên chủ chốt của NATO đều ủng hộ 2 nước trên gia nhập liên minh quân sự này. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ - vốn là nước thành viên truyền thống của NATO trong 70 năm qua, đang tỏ ra lo ngại xung quanh việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO trước những lý do về an ninh. Nếu những nghi ngại của Thổ Nhĩ Kỳ được cởi bỏ thì tiến trình kết nạp Phần Lan và Thụy Điển vào NATO có thể sẽ chỉ cần đến vài tuần, ngay cả khi công đoạn phê chuẩn tại Quốc hội các nước đồng minh sẽ kéo dài tới cả năm.

Phần Lan có đường biên giới dài 830 dặm với Nga. Nếu nước này gia nhập NATO, biên giới trên bộ mà Nga chia sẻ với các vùng lãnh thổ NATO sẽ tăng gần gấp đôi. Thụy Điển không có biên giới trên bộ với Nga, song lại chung biên giới trên biển với nước này. Nga hiện chia sẻ đường biên giới trên bộ với 14 quốc gia, với 5 trong số đó là thành viên NATO gồm: Latvia, Estonia, Litva, Ba Lan và Na Uy.

Với đặc điểm địa lý như vậy, việc Helsinki và Stockholm "lên dây cót" gia nhập liên minh quân sự lớn nhất hành tinh có nguy cơ sẽ vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ Moscow – vốn từ lâu đã nhiều lần tỏ rõ lập trường phản đối sự mở rộng của NATO.

Tuần trước, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Phần Lan gia nhập NATO sẽ là một "sự thay đổi căn bản" trong chính sách đối ngoại của nước này. "Nga sẽ buộc phải thực hiện các bước trả đũa, cả về mặt quân sự - kỹ thuật và các khía cạnh khác, để ngăn chặn các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia có thể phát sinh” – tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ.

Trước bối cảnh trên, Tổng thống Phần Lan Niinisto cho biết, ngày 14/5, ông đã thông báo với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về quyết định gia nhập NATO của Helsinki. Còn Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde, ngày 15/5 cũng bày tỏ hy vọng rằng quan hệ giữa Nga và vùng Bắc Âu sẽ không bị kéo căng vì diễn biến này./.

https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/thuy-dien-va-phan-lan-thong-bao-ke-hoach-gia-nhap-nato-610169.html

Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...