Ngon lạ món Cải mầm đá Sa Pa

Sa Pa – Lào Cai không chỉ được biết đến với nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp mà còn có nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng, để lại nhiều ấn tượng đối với mỗi du khách khi đến đây. Cải mầm đá là một món ăn mà du khách nên thưởng thức khi đến Sa Pa.

Gọi là cải mầm đá, bởi rau có hình dáng giống như rau cải ngồng, với nhiều nhánh mọc xung quanh như hình tháp nhọn, tươi xanh, non mơn mởn. Được người dân Sa Pa trồng trên núi cao từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 của năm sau, thời tiết càng lạnh, mầm đá càng ngọt và ngon hơn.

Với cái tên “mầm đá” khiến người ăn liên tưởng đến một món ăn phải chờ lâu và cứng, nhưng món này thời gian chế biến rất nhanh, chỉ cần sơ sẩy vài giây trên bếp lửa sẽ khiến “mầm đá” bị mềm nhũn ngay.


Cải mầm đá khi chấm với nước mắm trứng hoặc với vừng lạc rất ngon. (Ảnh sưu tầm)

Cải mầm đá được nhiều người ưa chuộng với cách chế biến phổ biến nhất là xào với thịt và luộc. Những người ăn lần đầu cần chú ý, chỉ cần luộc rau mầm đá bằng cách nhúng sơ qua nước sôi, ăn vừa chín tới, sần sật để thưởng thức hương vị thuần khiết nhất của món rau này.

Nếu đem xào, lửa phải vừa, tay đảo nhanh, liên tục. Miếng cải xanh non bóng mỡ, ăn không ngấy ngán mà ngọt lịm, khiến người thưởng thức càng ăn càng ngon và thích thú.

Cải mầm đá vừa là thức ăn vừa là vị thuốc bồi bổ xương khớp, có tác dụng giã rượu, nên được nhiều người leo núi chọn ăn để hồi phục sức khỏe. Loại rau này, không được bán nhiều vì hiếm, chủ yếu được trồng trên núi đá cao và chỉ phát triển vào mùa lạnh. Nếu bạn đến Sa Pa, đừng bỏ qua cơ hội nếm thử món ngon lạ miệng có cái tên đặc biệt này./.
Ngọc Hậu

Tin Liên Quan

Thực hiện quy hoạch tổng thể vùng trồng dược liệu tại huyện Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai và thị xã Sa Pa

Đó là mục tiêu được đề ra trong Kế hoạch Triển khai Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tại tỉnh Lào Cai.

Bánh chưng cốm của người Thái

Vùng đất Thẳm Dương (Văn Bàn) không chỉ nổi tiếng với giống nếp đệ nhất “nữ hoàng” Khảu Tan Đón, còn có món bánh chưng cốm đang được cấp ủy, chính quyền cùng đồng bào dân tộc Thái nơi đây xây dựng trở thành thương hiệu riêng.

Làng làm bánh chưng Ún Tà vào tết

Đến làng Ún Tà, xã Cốc San (thành phố Lào Cai) những ngày tháng Chạp. Từ đầu làng, chúng tôi đã nghe tiếng máy cắt ống cây nứa, tiếng lách cách chẻ ống lam, đặc biệt là mùi gạo nếp thơm nức của những mẻ bánh chưng vừa luộc sẵn sàng phục vụ khách hàng chuẩn bị đón tết.

Dúa chỏ - Món quà vặt của vùng cao

Cách trung tâm huyện Bắc Hà khoảng 10 km, xã Hoàng Thu Phố có 5 thôn, chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống. Nơi đây có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, quần thể cây chè di sản và bất cứ du khách nào đến Hoàng Thu Phố cũng được người dân mời thưởng thức món “dúa chỏ” (bánh nếp đường)...

Tạo sự đột phá về phát triển kinh tế cửa khẩu

Việc mở và nâng cấp 2 cặp cửa khẩu: Mường Khương - Kiều Đầu (Vân Nam), Bản Vược (Bát Xát) - Pả Sa (Vân Nam) thành cửa khẩu quốc tế; mở 6 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương trên địa bàn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát...

Bản Hồ mùa cốm mới

Khi tiết thu se lạnh, những ruộng lúa nếp bắt đầu chắc hạt, người dân xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) háo hức bước vào vụ cốm mới. Những hạt cốm màu xanh ngọc, dẻo thơm càng cuốn hút du khách đến với vùng đất này.