Dạo chơi Cốc Ly ngày nắng đẹp

Những ngày đầu năm mới, tôi có dịp về Cốc Ly (Bắc Hà) đúng ngày họp chợ phiên. Nắng đẹp, trời cao và xanh trong làm cho bức tranh Cốc Ly trở nên lộng lẫy hơn với đủ sắc màu.

Hòa vào dòng người đến chợ, chúng tôi đi giữa nhộn nhịp váy áo thổ cẩm; ở một góc chợ, những chảo thắng cố thơm nghi ngút, những hàng bán nông sản…thu hút nhiều người đến thưởng thức và chọn mua. Tất cả tạo nên một chợ phiên vùng cao thanh bình bên dòng sông Chảy trong xanh hiền hòa.

Về Cốc Ly, ngoài “đặc sản” chợ phiên, chúng tôi cũng không quên ghé thăm rừng gỗ nghiến cổ thụ - nơi đây có cây gỗ nghiến nghìn năm tuổi được công nhận là Cây di sản Việt Nam, một trong những cây gỗ nghiến lớn nhất Việt Nam. Nơi đây có quần thể gỗ nghiến, trai được ví như kho báu của người dân Cốc Ly đang được gìn giữ bảo vệ. Người Cốc Ly xem những cây gỗ như những báu vật linh thiêng của cha ông để lại, giờ đây đang tiếp tục gìn giữ cho muôn đời sau…

Đến Cốc Ly, thật thú vị trong ngày nắng đẹp được khỏa nước trên lòng hồ thủy điện Cốc Ly. Nơi đây không chỉ tạo ra nguồn điện sáng mà còn tạo cho Cốc Ly có một cảnh quan hấp dẫn… Du thuyền trên hồ Cốc Ly, nhìn ngắm phong cảnh yên bình, thơ mộng với mặt nước trong xanh, hai bên triền núi bạt ngàn màu xanh của cây. Thú vị hơn cả là khi ngồi trên thuyền nhâm nhi món cá nướng thơm ngon từ những lồng cá mà người dân Cốc Ly đang nuôi trong lòng hồ. Đứng bên đập thủy điện, nhìn những thác nước xả xuống bọt tung trắng xóa, ầm ào, dưới ánh nắng chan hòa cũng tạo nên một không gian đẹp cho Cốc Ly.

Cốc Ly đã trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch bởi nét mộc mạc chợ phiên, bởi rừng gỗ nghiến nghìn năm tuổi, bởi con người nơi đây thân thiện, mến khách. Một ngày nắng đẹp ở Cốc Ly, dù chỉ dạo chơi nhưng ấn tượng về mảnh đất này với nhiều cung bậc cảm xúc thật khó tả. Những ánh mắt biết cười của người dân Cốc Ly dành cho du khách chính là “đặc sản” khiến ai đã từng đến cũng mong một lần trở lại.

Bán thổ cẩm tại chợ phiên.
Khu chợ gia súc.
Bình yên Cốc Ly.
Thủy điện Cốc Ly tung bọt trắng xóa.
Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Khách du lịch đến Lào Cai đạt hơn 256 nghìn lượt trong 5 ngày nghỉ lễ

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 256.485 lượt (trong đó khách du lịch nội địa là 240.166 lượt, khách quốc tế đạt 16.319 lượt), tăng 13% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 857 tỷ đồng, tăng 20% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023.

Khai mạc Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu"

Tối 27/4, tại sân quần thị xã Sa Pa đã khai mạc Lễ hội mùa Hè Sa Pa năm 2024 với chủ đề "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu". Đây là một trong năm lễ hội thường niên đã trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng mang bản sắc và thương hiệu riêng có của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Bảo Yên khai mạc Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông lần thứ 2 năm 2024”

Ngày 27/4, huyện Bảo Yên long trọng tổ chức khai mạc chuỗi các hoạt động kích cầu du lịch tại Điểm du lịch cộng đồng Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông lần thứ hai năm 2024” gồm nhiều sự kiện hấp dẫn.

Lào Cai hưởng ứng Chương trình “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu”

Để đón đầu kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 và mùa du lịch hè 2024, thúc đẩy phát triển du lịch và triển khai, thực hiện hiệu quả chương trình kích cầu du lịch nội địa, tỉnh Lào Cai tham gia phát động Chương trình “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu” trên địa bàn tỉnh.

Lào Cai - điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ

Chỉ còn hai ngày nữa kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 sẽ chính thức bắt đầu. Theo kế hoạch, dịp này các địa phương sẽ tổ chức nhiều hoạt động kích cầu, thu hút du khách. Hiện các điểm du lịch, cơ sở lưu trú cũng đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất, nhằm mang đến cho du khách một kỳ nghỉ thú vị.

Khảo sát, điền dã các di tích danh lam, thắng cảnh tại huyện Bát Xát

Trong 2 ngày, 23 và 24/4, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Bảo tàng tỉnh thực hiện khảo sát, điền dã thác Ong Chúa và đỉnh núi Nhìu Cồ San (thuộc thôn Nhìu Cù San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát) để lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích danh lam, thắng cảnh cấp tỉnh.