Người Dao Văn Bàn giữ nghề dệt

Giữa guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, ở thôn Bản Mai, xã Tân Thượng (Văn Bàn), những phụ nữ Dao họ vẫn cần mẫn đêm ngày bên khung cửi. Không chỉ để làm ra các trang phục cổ truyền độc đáo, họ còn mong muốn giữ gìn và lưu truyền nghề dệt hàng trăm năm tuổi của dân tộc mình.
a (6).jpg
Những người cao niên cũng không biết nghề dệt của người Dao họ có từ bao giờ. Chỉ biết rằng bao đời nay, nghề này vẫn được trao truyền qua nhiều thế hệ để làm nên những bộ trang phục truyền thống.
 
a (5).jpg
Để có một tấm vải đẹp, trước khi dệt, sợi vải được luộc lên trong thời gian từ 4 đến 5 tiếng đồng hồ và được hồ cùng nước gạo, sau đó đem phơi trong 2 ngày, để sợi bền chắc.
z4337240774350_69dffd8ec9324d97e51edea0cb946e77.jpg
Sợi được se bằng tay với dụng cụ làm từ tre, mai có sẵn trong vườn nhà.
z4337240802387_93f638a4a682bd0c980e67a337bc6ab3.jpg
Sợi vải sau khi se xong sẽ được mang ra căng đều để tạo độ phẳng, tránh bị rối khi dệt vải.
a (3).jpg
Tỉ mẩn mắc từng sợi vải nhỏ vào khay chia sợi.
a (4).jpg
Việc thu sợi tạo thành những cuộn lớn tưởng chừng đơn giản nhưng kỳ thực khá phức tạp, đòi hỏi người cuộn phải đều tay, nếu không sẽ rối sợi, gây khó khăn cho các công đoạn sau.
a (8).jpg
Qua nhiều công đoạn, khi đảm bảo sợi dai chắc, mềm mại, không bị rối, phụ nữ Dao họ cần mẫn đêm ngày bên khung cửi dệt vải.
1.jpg
Những tấm vải dệt tay mang nhiều giá trị của phụ nữ Dao họ.
a (7).jpg
Sau khi tạo thành, các cuộn vải được đưa đi nhuộm chàm, trang trí bằng nhiều họa tiết, hoa văn khác để tạo nên trang phục truyền thống của người Dao họ.
a (1).jpg
Phụ nữ Dao họ ở Bản Mai thế hệ trước chỉ cho thế hệ sau mong lưu giữ nghề truyền thống và cũng là giữ hồn dân tộc mình.

Theo baolaocai.vn (https://baolaocai.vn/nguoi-dao-van-ban-giu-nghe-det-post368283.html)

Tin Liên Quan

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.