Cánh yến trong ngày hội

Nghĩa Đô (Bảo Yên) là vùng đất chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống mang ý nghĩa gắn kết cộng đồng sâu sắc. Một trong số đó có trò chơi dân gian đánh yến đã và đang được đồng bào Tày nơi đây gìn giữ, truyền lại và diễn xướng mỗi mùa lễ hội.
yên thu (2).jpg
Đã thành thông lệ, trước ngày diễn ra lễ hội, phụ nữ trong các bản Tày sẽ cùng nhau lên rừng hái lá dứa về, ngồi bên nhà sàn truyền thống để làm những quả yến.
551892a1c860173e4e71.jpg
Việc làm quả yến tuy nhẹ nhàng, không tốn sức nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ và khéo léo.
YEN.jpg
Quả yến được kết từ những vật liệu quen thuộc trong đời sống hằng ngày của đồng bào như: tre, nứa, lá dứa rừng, lông gà, chỉ màu tơ tằm…
ĐÁNH YẾN (4).jpg
ĐÁNH YẾN (3).jpg
Đế yến được làm bằng lá dứa rừng, kết thành các lớp chồng lên nhau thành hình 8 cạnh. Theo quan niệm của người Tày, quả yến có đế lá dứa hình 8 cạnh và tạo từ 4 chiếc lông gà để cân nhau, giữ thăng bằng khi đánh yến... nhưng cũng hàm ý chỉ "4 phương, 8 hướng".
ĐÁNH YẾN (5).jpg
Cây dứa rừng còn gọi là dứa dại, là loại cây mọc hoang trên rừng. Dứa rừng có lá hình thuôn, dài, mềm mượt nhưng bền dai, phù hợp để làm đế yến.
ĐÁNH YẾN (1).jpg
Yến gần giống quả cầu lông, giữa đế nối một ống trúc ngắn cắm vài chiếc lông gà và buộc lại bằng chỉ màu. Phụ nữ Tày nào mà khéo tay, còn tạo cho quả yến những chiếc tua rua từ sợi chỉ nhiều màu sắc, làm duyên cho quả yến thêm phần thẩm mỹ.
yên thu (1).jpg
Trước kia, trò chơi đánh yến thường diễn ra các lễ hội mùa xuân. Giờ đây, để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, người Tày ở Nghĩa Đô đã tổ chức cho du khách trải nghiệm làm yến và chơi đánh yến trong các ngày hội của địa phương.
ĐÁNH YẾN (7).jpg
Trò chơi đánh yến thường chia làm hai đội, có thể nguyên nam, nguyên nữ, có thể cả nam cả nữ xen kẽ hoặc đơn nam, nữ. Khi chơi đánh yến, các đội chơi được chia theo bản để tạo sự hứng thú và động lực khi thi đấu. Khi đánh, người chơi có thể dùng tay hoặc dùng vợt tự chế để đỡ và đánh quả yến. Trong quá trình đánh, các thành viên của hai đội chơi cố gắng đỡ và đánh quả yến sang đội bạn, không để quả yến rơi xuống đất. Nếu đội nào để quả yến bị rơi xuống đất thì đội đó bị tính điểm thua. Đánh yến không chỉ là trò chơi truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, mà còn là một phương thức để chàng trai, cô gái giao duyên, thể hiện tình cảm. Qua đó, cũng thể hiện sự khéo léo của người chơi.
IMG_2346.JPG
Trò chơi đánh yến có từ xa xưa trong đời sống tinh thần của đồng bào Tày, sau đó theo thời gian, trò chơi này dần mai một. Đến nay, trò chơi đánh yến và các trò chơi dân gian khác được đồng bào Tày Nghĩa Đô phục dựng, tổ chức và phát huy, nhằm bảo tồn văn hóa truyền thống và tạo điểm nhấn, thu hút du khách đến điểm du lịch cộng đồng Nghĩa Đô.

https://baolaocai.vn/canh-yen-trong-ngay-hoi-post367875.html

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...