Giấc mơ xanh

Người dân thôn Pèng thu hái chè vụ xuân.

Chúng tôi ngược núi lên phía tây thành phố Lào Cai khi mùa hạ đang về. Vậy mà, đến thôn Pèng, trời đất vẫn mờ mịt sương giăng, dịu mát như giữa mùa thu. Thôn Pèng cũng như thôn Phìn Hồ, Phìn Hồ Thầu, Ú Sì Sung, Làng Mới thuộc diện đặc biệt khó khăn, đang được thụ hưởng các chế độ, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Đường lên Pèng bây giờ dễ dàng hơn xưa nhiều lắm. Nhìn trên bản đồ, thôn Pèng là điểm trung tâm của các thôn vùng cao này.

Có thể hình dung thôn Pèng giống như “chàng ngự lâm” tựa vào dãy Can Thàng, thuộc hệ dãy Hoàng Liên Sơn, phía trên đầu là thôn Phìn Hồ, vượt lên nữa là thôn Phìn Hồ Thầu trải dài xanh ngát trập trùng. Vượt qua eo yên ngựa mờ sương là sang đất Hầu Thào (Sa Pa). Ngoái sang phải là Ú Sì Sung, có thác nước trắng xóa ngày đêm ầm ào làm nguồn sữa trắng nuôi dưỡng thủy điện Ngòi Đường. Nhìn tuột xuống phía dưới chân là thung lũng thăm thẳm ruộng bậc thang thôn Phời 1, Phời 2… Dưới lớp mỡ màu phù sa núi bồi ấy là nguồn nuôi dưỡng bao thế hệ người Mông, Dao, Tày, Giáy. Từ xưa, người thôn Pèng vẫn chỉ biết đến cây lúa, cây ngô, củ khoai, cần cù chịu thương chịu khó nuôi đất, nuôi người qua sóng gió lớn lên. Trong cuộc mưu sinh miệt mài không nản chí đã tìm ra cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao mang tính phát triển bền vững...

Dự án phát triển cây chè Tuyết Shan được triển khai ở thôn Pèng đã ngót chục năm rồi. Đây là giống chè Tuyết Shan có nguồn gốc từ cây chè tự nhiên trên núi Hoàng Liên hùng vĩ. Mặc dù được lai ghép với giống địa tạo ra sản phẩm có chất lượng và sản lượng cao nhưng vẫn giữ được đặc trưng thuần khiết của chè Tuyết cổ thụ rừng Hoàng Liên. Những năm đầu cũng gặp khó khăn, do phong tục tập quán canh tác cũ đã hằn sâu vào nếp nghĩ, cách làm của người dân thôn Pèng. Trình độ dân trí, kể cả tư tưởng ỉ lại, trông chờ cũng là vật cản đường phát triển kinh tế của nhiều hộ dân. Bằng nhiều giải pháp từ vận động tuyên truyền, rồi xây dựng những mô hình mẫu để người dân làm theo. “Mưa dầm thấm lâu”, dần dần cũng hình thành những đồi chè ở thôn Pèng cũng đã cho thu hoạch. Đến nay, 11,7 ha chè Tuyết Shan đã phủ xanh đồi trọc của 2 xã Tả Phời và Hợp Thành. Cây chè đã bén rễ, cắm gốc phát triển tốt trên núi đồi Tả Phời.

Bên ấm chè Pèng mới pha, bà Vi Thị Hởi, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tả Phời chia sẻ: Diện tích chè Tuyết Shan của xã chủ yếu triển khai trên 3 thôn (Pèng, Ú Sì Sung, Cóc). Đến nay, xã đang duy trì chăm sóc, thu hái và chế biến trên diện tích khoảng 67 ha, bảo đảm đúng tiêu chuẩn chè sạch. Theo quy hoạch đến năm 2020 diện tích chè duy trì ổn định 120 ha, đó là mục tiêu phát triển, để góp phần vào “đội ngũ” 6.500 ha chè của toàn tỉnh. Sản phẩm chè Tuyết Shan của Tả Phời đã khẳng định thương hiệu uy tín trên thị trường, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.

“Trăm nghe không bằng một thấy”, ông Chảo Láo San, Bí thư Chi bộ thôn Pèng đưa chúng tôi lên thăm đồi chè với tâm trạng háo hức. Niềm háo hức ấy đã thực sự là niềm vui khi nhìn thấy những nương chè xanh tốt, nhìn thấy những gùi bao, những thúng mủng chứa đầy những đọt chè tươi  của bà con đang hái. Hơn thế, nụ cười sơn cước của các thiếu nữ người Dao, người Tày như bẽn lẽn khi thấy tôi hướng ống kính máy ảnh vào chụp. Câu chuyện chân chất của người vùng cao, Bí thư San bộc bạch: Ồ cũng khó lắm đấy! Ngày đầu vận động trồng chè, bà con  không chịu đâu. Họ bảo trồng ngô, trồng lúa mới ăn được, chứ chè chỉ làm nước uống thôi không no cái bụng được. Vận động mãi họ cũng trồng, nhưng trồng rồi bỏ đó, phần thì cỏ mọc chen, lấn đất của chè, phần thì trâu bò dẵm phá. Hết mùa mưa cỏ tốt um, mùa khô đến lại làm mồi cho lửa cháy, chè chê đất… trả đất cho trời.

Sau này, xã bố trí cán bộ nằm vùng cùng bà con, bắt tay chỉ việc, giống, phân, kỹ thuật được đưa về tận nơi. Đảng viên, cán bộ thôn gương mẫu làm trước, kiên trì mãi mới có nương chè như này đó! Nay bà con đã thấy hiệu quả, có tiền thu về từ bán chè thì không phải đôn đốc bà con cũng quan tâm chăm sóc vườn chè của mình. Hiểu lắm rồi, lợi lắm rồi, cây chè chỉ trồng một lần mà ăn lâu dài, phấn khởi lắm đó… Rồi ông kể một loạt tên những hộ có thu nhập cao từ chè, có diện tích chè nhiều: Chảo Và Phấn, Chảo Láo Sìn, Lý Duẩn Mẩy… Những cái tên nghe ấn tượng mà thân quen. Ông San còn khoe người dân trên thôn Ú Sì Sung biết làm chè đẹp nhiều hơn, thu tiền cũng nhiều hơn…

Giữa thời buổi thị trường xấu tốt, sạch bẩn lẫn lộn, cái giả dối lấn lướt sự thật thà, chả biết đâu mà tin. Lại nghe đây đó vì lợi nhuận trước mắt người ta dùng thủ đoạn đánh lừa người tiêu dùng, kể cả tẩm ướp hóa chất độc hại vào sản phẩm. Chè cũng chịu chung số phận tai tiếng với những khuất tất, phun thuốc bảo vệ thực vật hôm trước, hôm sau đã thu hái. Rồi lúc chế biến sao tẩm người ta cho đủ thứ vào làm nặng cân lên, thêm hương liệu cho chè thơm hơn, xanh hơn, kể cả xi măng, bùn đất… miễn là có thêm nhiều tiền. Kiểu “ăn xổi ở thì”, chộp giật rất vô lương tâm. Chính những “con sâu làm rầu nồi canh” đã đánh cắp lòng tin người tiêu dùng. Cứ phải tận mắt, tận tay may ra! Và ở đây, chè Pèng đã “hóa giải” được sự mập mờ về sản phẩm, đã được giải thoát tư tưởng nghi ngờ. Ấy là lúc trên đồi chè chụp ảnh bà con hái chè, thỉnh thoảng lại thấy các chị, các cô ngắt những búp chè non tơ đưa lên miệng nhấm nháp một cách ngon lành. Nếu có phun thuốc trừ sâu thì có mà dám ăn như thế, bởi vườn chè của chính họ nên mới có độ tin cậy như vậy.

Câu chuyện về chè Pèng của Bí thư Chi bộ người Dao cứ lang bang mãi theo sườn núi. Nếu duy trì, chăm sóc đúng kỹ thuật, năng suất, sản lượng chè đạt yêu cầu thì nguồn thu từ cây chè đem lại cũng là giấc mơ hạnh phúc rồi. Thử tính mỗi ha thu về 70 triệu đồng/năm, với nhà nông là số tiền không phải nhỏ nữa. Từ đó duy trì và phát triển mở rộng thêm lên. Giá cả cứ ổn định 7.000 - 9.000 đồng/kg chè búp tươi, từ 120.000 đồng đến 150.000 đồng/kg chè khô, thì người trồng chè đã có “của ăn, của để” rồi.

Khác gì thôn Pèng đang khai thác “mỏ vàng lộ thiên” do chính mình tạo ra. Cho dù diện tích chè thôn Pèng chưa đồng đều, vẫn như áo vá, chưa thật sự có năng suất cao đồng đều được. Song hãy tin và nuôi tiếp ước mơ, ước mơ sẽ đến. Bởi từ xưa đến nay người thôn Pèng chỉ biết canh tác cây ngô, cây lúa trên đồi dốc đất cằn, ráo mồ hôi là hết gạo, hết tiền, lại kéo nhau lên rừng tìm củ mài, củ sắn thay cơm. Nay có gạo, có tiền con cái được học hành, giao thông đi lại thuận lợi “bảo không vui sao được?”.

Trong không gian yên ả, giữa núi đồi bát ngát cứ muốn căng lồng ngực mà hà hít cho bõ những ngày phố phường chật hẹp, bon chen, ồn ã bụi xe.  Đi trên đồi chè Tuyết Shan đang mùa thu hoạch chè xuân, cảm thấy tâm hồn thư thái, nhẹ nhõm. Những búp chè non tươi được tắm sương đêm, phơi gió sớm mát lành vươn lên tua tủa trong nắng mai. Tôi cố ghìm nhịp thở, như không muốn làm xáo động sự tĩnh lặng, nhẹ nhàng lá

Theo Công Thế/LCĐT

Tin Liên Quan

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...