Phiên họp lần 6 Ủy Ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc

Ngày 11/5, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch phía Việt Nam và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, Chủ tịch phía Trung Quốc, đã đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 6 Ủy Ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc tại Bắc Kinh.
Phiên họp lần thứ 6 Ủy Ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc

Tại phiên họp, hai bên đã cùng nhau kiểm điểm tình hình hợp tác từ phiên họp lần thứ 5 (tháng 9/2011) cho tới nay; trao đổi phương hướng, biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ  chính trị, gia tăng tin cậy và hợp tác hai Đảng, hai nước; trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
 
Hai năm qua, hai nước đã có nhiều chuyến thăm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, trao đổi nhiều đoàn cấp cao với nhiều kết quả hợp tác tốt đẹp. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực văn hóa và thương mại có nhiều dấu ấn tích cực.
 
Hai bên khẳng định, việc thiết lập và duy trì đường dây nóng giữa hai Tổng Bí thư, hai Bộ trưởng Quốc phòng, hai Bộ trưởng Nông nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước. Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và tăng cường giao lưu giữa các Bộ, ban ngành và địa phương của hai nước, trước mắt cần chuẩn bị tích cực cho chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (dự kiến vào cuối tháng 6/2013).
 
Tuy nhiên, trong thời gian qua quan hệ hai nước còn tồn tại một số vấn đề phức tạp liên quan đến khu vực Biển Đông, cán cân thương mại thương mại còn chênh lệch, đầu tư của Trung Quốc chưa tương xứng với tiềm năng, một số dự án triển khai còn chậm, dự án Cung Hữu nghị Việt-Trung tại Hà Nội và KCN Hải Phòng chưa được triển khai theo mong muốn của hai bên.
 
Do đó, hai bên cam kết sẽ đẩy mạnh hơn nữa những thỏa thuận, hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao, khoa học kỹ thuật, giao lưu nhân dân.
 
Hai bên cũng đã thảo luận những biện pháp để góp phần giải quyết bất đồng về vấn đề trên biển, thực hiện nghiêm túc Thoả thuận về các nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc và DOC.
 
Tại phiên họp, thay mặt Đoàn đại biểu Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc và phát huy hơn nữa vai trò của Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.
 
Phó Thủ tướng tin tưởng rằng, trong thời gian tới, quan hệ giữa hai nước sẽ bước sang giai đoạn mới, tin cậy chính trị cao hơn, bền vững hơn. Để thực hiện được mong muốn đó, hai bên cần thống nhất nhận thức: mỗi nước coi sự phát triển của nước kia chính là cơ hội phát triển của mình.
Về những bất đồng trên Biển Đông, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ, hai bên cần tìm mọi cách để giải quyết trên cơ sở tình cảm láng giềng và luật pháp quốc tế.
 
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã gửi lời chia sẻ sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam tới người dân tỉnh Tứ Xuyên, cũng như nhân dân Trung Quốc, về hậu qủa nặng nề của trận động đất xảy ra tháng 4 vừa qua. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tỉnh Tứ Xuyên sẽ sớm vượt qua khó khăn để ổn định và tái thiết cuộc sống.
Phó Thủ tướng đã trân trọng mời Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì thăm Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
 
Về phần mình, Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì cho rằng, cơ chế hợp tác của Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc đã góp phần giải quyết những bất đồng còn tồn tại giữa hai nước. Hợp tác về kinh tế thương mại giữa hai nước đã có nhiều tiến triển trong thời gian qua và cán cân thương mại chắc chắn sẽ được cân bằng trong thời gian tới. Hai bên cũng đã kết thúc thành công công tác cắm mốc biên giới trên bộ, hợp tác tích cực trên Biển Đông về các lĩnh vực ít nhạy cảm.

Ký kết Kế hoạch thực hiện Hiệp định Văn hóa Việt – Trung 2013-2015
Ông Dương Khiết Trì khẳng định, Trung Quốc luôn kiên trì chính sách ngoại giao làm bạn với láng giềng, thân thiện với láng giềng, duy trì mối quan hệ hữu nghị với các nước vì sự phát triển chung, cùng có lợi. Tập thể ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn xác định coi trọng mối quan hệ hợp tác với Việt Nam. Là hai nước láng giềng có những lợi ích chung to lớn và nhiệm vụ giữ ổn định trong khu vực, Việt Nam và Trung Quốc cần phải nhìn xa trông rộng, xuất phát từ mối quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.  
 
Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì nhấn mạnh, những quan điểm, thỏa thuận và thống nhất cao giữa hai bên trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, hợp tác giữa các Bộ, ngành, địa phương đã khẳng định phiên họp lần thứ 6 của Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc tại Bắc Kinh thành công tốt đẹp.
 
Các Chủ tịch và thành viên của Ủy ban cho rằng việc tổ chức thành công phiên họp sẽ góp phần đưa quan hệ giữa hai nước bước sang giai đoạn phát triển mới, tin cậy hơn, bền vững hơn.
 
Thay mặt phía Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì cảm ơn sự thăm hỏi động viên của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam tới nhân dân Trung Quốc về những tổn thất trong trận động đất ở Tứ Xuyên.
 
Ngay sau phiên họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đã chứng kiến lễ ký kết danh mục các dự án hợp tác trọng điểm  thuộc Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại giai đoạn 2012-2016 và Kế hoạch thực hiện Hiệp định văn hóa Việt-Trung giai đoạn 2013-2015.
 
Chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác đã tới thăm và nói chuyện với lãnh đạo Trung tâm Trung Quốc-ASEAN ở Bắc Kinh.
 

 
Theo Cục Thông tin Đối ngoại

Tin Liên Quan

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.