Khánh thành đoàn tàu hữu nghị Việt- Nhật

Chiều 8-5, tại ga Hà Nội, đã diễn ra Lễ cắt băng khánh thành Đoàn tàu Hữu nghị Việt - Nhật trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Mỗi đoàn tàu SE 1-2 sẽ có 3 toa được trang trí biểu tượng hữu nghị Việt- Nhật

Tham dự lễ cắt băng có Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông; Chủ tịch HĐTV- ĐSVN Trần Ngọc Thành; Tổng giám đốc Tổng công ty ĐSVN Nguyễn Đạt Tường. Đại diện phía Nhật Bản có ngài Tanizaki Yasuaki, Trưởng ban Ủy ban điều phối các hoạt động kỷ niệm năm hữu nghị Việt - Nhật; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam; Ngài Tsuno Motonori, Trưởng Đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam...

Phát biếu tại lễ cắt băng khánh thành Đoàn tàu hữu nghị Việt- Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết: Chính phủ Nhật Bản đã và đang thực hiện dự án thay thế và cải tạo những cây cầu đã bị xuống cấp trên tuyến đường sắt thống nhất Bắc Nam (Hà Nội – TP Hồ Chí Minh), một biểu tượng của sự nghiệp thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam đã bị chia cắt do cuộc chiến tranh chống Mỹ khắc nghiệt. Với bối cảnh như vậy, kế hoạch được thực hiện lần đầu tiên tại Việt Nam là dán đề can kỷ niệm lên Đoàn tàu Thống nhất Bắc Nam, biểu tượng của mối tình hữu nghị Việt Nhật, để quảng bá truyền thông  cho  Năm Hữu nghị Việt – Nhật , Năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Chạy trên tuyến đường sắt giữa hai thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Đoàn tàu dán đề can kỷ niệm với thiết kế thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước với logo kỷ niệm 40 được hy vọng sẽ tuyên truyền một cách rộng rãi đến người dân Việt Nam tại các địa phương về tình hữu nghị Việt – Nhật.


Lễ cắt băng khánh thành đoàn tàu hữu nghị Việt- Nhật

Nhân dịp này, thay mặt Bộ GTVT Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã cám ơn Chính phủ Nhật Bản và nhân dân Nhật Bản thông qua Văn phòng JICA tại Việt Nam đã dành cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam sự hỗ trợ tích cực trong việc xây dựng các dự án hạ tầng GTVT quan trọng, đặc biệt là Dự án khôi phục cầu và Dự án nâng cao an toàn cầu ĐS tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh.

Tính đến thời điểm hiện nay, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ hàng đầu cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung và ngành giao thông vận tải của Việt Nam nói riêng, trong đó có tài trợ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của ĐSVN như Dự án ĐS đô thị Hà Nội tuyến số 1, các Nghiên cứu cho Dự án ĐS trên cao Trảng Bom - Hòa Hưng, Dự án ĐS Hà Nội - Sân bay Nội Bài, Dự án ĐS cao tốc đoạn Hà Nội - Vinh và TP. Hồ Chí Minh - Nha Trang, đặc biệt là Dự án Khôi phục cầu và Dự án Nâng cao an toàn các cầu ĐS trên tuyến ĐS Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - dự án kéo dài 20 năm từ năm 1993.


Tặng hoa cho tổ tàu SE1 chiều ngày 8-5 trên sân ga Hà Nội

Tuyến ĐS Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh với tổng chiều dài 1.726 km được xây dựng trong khoảng thời gian 1899-1936. Rất nhiều cây cầu trọng yếu trên tuyến ĐS xương sống phục vụ chuyên chở hàng hóa cho chiến trường miền Nam trong chiến tranh chống Mỹ đã bị phá hủy và xuống cấp nghiêm trọng. Sau chiến tranh, nhiều cây cầu khác cũng đã bị xuống cấp nhưng không được cải tạo triệt để do nguồn kinh phí dành cho cơ sở hạ tầng ĐS còn hạn hẹp nên ảnh hưởng lớn đến việc vận hành các đoàn tàu trên tuyến. Do đó, tài trợ của Chính phủ Nhật Bản cho Dự án Khôi phục cầu và Dự án Nâng cao an toàn các cầu ĐS trên tuyến ĐS Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh đã giúp ĐSVN tăng khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa, nâng cao an toàn chạy tàu, giảm đáng kể thời gian hành trình trên tuyến từ 36 giờ xuống còn 30 giờ thông qua việc nâng cao tốc độ chạy tàu hàng và tàu khách qua các cây cầu từ 30 km/h lên tương ứng 70 km/h và 90 km/h.

Được biết, trong hành trình tàu SE1-2 sẽ có 3 toa được trang trí biểu tượng hữu nghị Việt- Nhật tuyên truyền bên thành toa, thời gian thực hiện những toa tàu của tình hữu nghị Việt - Nhật sẽ diễn ra từ ngày 8- 5 - 2013 đến ngày 23- 9- 2013.
(Theo giaothongvantai.com.vn)

Tin Liên Quan

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.