Việt Nam đóng góp tích cực vào thành công của Hội nghị Bộ trưởng APEC tại Inđônêxia

Hội nghị cấp bộ trưởng Thương mại lần thứ 19 Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình dương (APEC) đã diễn ra trong hai ngày 20-21/4 tại thành phố cảng Xurabaya (Surabaya) thuộc tỉnh Đông Giava (Java) của Inđônêxia. Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự và đã có nhiều cuộc gặp, tiếp xúc song phương với các đối tác APEC nhằm thảo luận và giải quyết các nội dung hợp tác song phương về kinh tế, thương mại và công nghiệp, cũng như tham gia và đàm phán các hiệp định Thương mại Tự do (FTA) của Việt Nam.
Các Bộ trưởng tham dự Hội nghị.

Trước đó, Hội nghị Bộ trưởng các thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP) cũng đã diễn ra trong ngày 19/4.
 
Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn có những dấu hiệu bất ổn, APEC càng nổi lên là một đầu tàu kinh tế, một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu và củng cố vai trò quan trọng của mình trong thương mại thế giới và tiến trình tự do hóa thương mại toàn cầu của Tổ chức Thương mại Thế giới. Đây chính là động lực cho APEC tiếp tục tập trung vào hợp tác nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
 
Với chủ đề "Khả năng phục hồi của châu Á-Thái Bình Dương: Động lực cho tăng trưởng kinh tế thế giới”, nước chủ nhà Inđônêxia đã dành ba ưu tiên hàng đầu và cũng là ba mục tiêu hợp tác cụ thể trong chương trình hành động của mình trên cương vị Chủ tịch APEC 2013, bao gồm hướng tới hoàn thành các “Mục tiêu Bôgo”; duy trì tăng trưởng bền vững và công bằng; thúc đẩy kết nối khu vực.
 
Hội nghị Bộ trưởng APEC đã tập trung thảo luận các nội dung trọng tâm là hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương, thúc đẩy vòng đàm phán Đôha và các ưu tiên của APEC trong năm 2013, theo đó Hội nghị đã ra tuyên bố riêng về “Ủng hộ Hệ thống thương mại đa phương thông qua Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 9, sẽ diễn ra vào tháng 12 năm nay tại Bali, Inđônêxia.
 
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, sự ủng hộ của Việt Nam đối với WTO và quyết tâm sớm hoàn thành vòng đàm phán Đôha; nêu bật sự cần thiết đạt được các “Mục tiêu Bôgo” đúng thời hạn vào năm 2020 của tất cả các nền kinh tế thành viên thông qua các sáng kiến cụ thể và thiết thực song hành với việc giải quyết các rào cản thương mại và đầu tư; nhấn mạnh ưu tiên của Việt Nam đối với các nội dung hợp tác của APEC về kết nối chuỗi cung ứng, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng…
 
Trong khuôn khổ hợp tác kinh tế - thương mại, đoàn Việt Nam cũng đã đưa ra một số sáng kiến như tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ; chia sẻ kinh nghiệm về cung cấp vốn để phát triển ngành năng lượng tái tạo, được nhiều thành viên APEC ủng hộ. Đây là nỗ lực của Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư trong khu vực, đồng thời giúp khai thác Chương trình hỗ trợ năng lực cho các thành viên APEC đang phát triển trong quá trình tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư. Ngoài ra, Việt Nam cũng là một trong các nền kinh tế chủ trì triển khai nhiều hoạt động nâng cao năng lực của APEC trong đàm phán các FTA.
 
Bên lề Hội nghị, đoàn Việt Nam đã tham dự cuộc họp cấp bộ trưởng các nền kinh tế đàm phán TPP. Tại cuộc họp này, các bên tham gia đã thống nhất lộ trình đám phán trong thời gian tới, trong đó có một số cuộc ở cấp bộ trưởng, và thống nhất ủng hộ Nhật Bản tham gia đàm phán TPP, nâng tổng số thành viên lên 12 nước, chiếm khoảng 40% GDP toàn thế giới.
 
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng đã tiến hành nhiều cuộc gặp tiếp xúc song phương với nhiều bộ trưởng và trưởng đoàn tham gia Hội nghị Bộ trưởng APEC như Nga, Liên minh Hải quan Nga-Bêlarút-Cadắcxtan, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canađa, Niu Dilân và Hồng Công (Trung Quốc) nhằm tăng cường quan hệ hợp tác song phương và giải quyết các vấn đề kinh tế, thương mại, công nghiệp giữa Việt Nam và các đối tác, cũng như thúc đẩy tiến độ đàm phán và thực thi các FTA song phương và nhiều bên của Việt Nam với các đối tác này trong thời gian tới./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.