Sa Pa đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa

Thời gian qua, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được huyện Sa Pa triển khai rộng khắp và được đồng bào các dân tộc trên địa bàn hưởng ứng.

Đến nay, toàn huyện có 67% gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 82% thôn, bản, tổ dân phố được công nhân danh hiệu “Thôn, bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”. Huyện Sa Pa có 62% số thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa; 47 đội văn nghệ xã, thị trấn, thôn, bản, doanh nghiệp du lịch; duy trì 5 cụm lễ hội dân gian truyền thống.

Giữ gìn bản sắc không chỉ bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống mà còn trở thành sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn ở Sa Pa.

Năm 2016, huyện Sa Pa phấn đấu xây mới, nâng cấp từ 7 - 10 nhà văn hóa thôn; tiếp tục tăng thêm số lượng gia đình, thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa. Đẩy mạnh các phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học. Phát huy vai trò tự quản cộng đồng, phấn đấu giữ vững danh hiệu khu dân cư tiên tiến, làng văn hóa, khu phố văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Duy trì, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các lễ hội, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào: “Người tốt việc tốt”, “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, “Gia đình văn hóa sức khỏe”, “Làng văn hóa sức khỏe”… tạo cho đồng bào các dân tộc thiểu số có tinh thần tự giác, tích cực tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh gia đình, vệ sinh công cộng, làm chuồng nuôi nhốt gia súc…

Ông Vũ Hùng Dũng, Chủ tịch UBND huyện Sa Pa cho biết: Để xây dựng nếp sống văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc, huyện Sa Pa đã tổ chức ký cam kết thi đua giữa các xã trong việc tổ chức triển khai thực hiện ngay từ những tháng đầu năm 2016, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng trong phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”…

Theo Thanh Cường/LCĐT

Tin Liên Quan

Nhiều cách làm hay trong giữ gìn, bảo tồn trang phục, lễ hội tại Lào Cai

Với 25 nhóm, ngành dân tộc cùng 41 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và 2 di sản đại diện nhân loại, Lào Cai là một trong những địa phương có truyền thống văn hóa độc đáo, giàu bản sắc, cũng như sở hữu nhiều di sản văn hóa hàng đầu cả nước.

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...