Động đất mạnh 7 độ Richter tại Tứ Xuyên (Trung Quốc)

Sáng 20/4, một trận động đất mạnh 7 độ Richter xảy ra với tâm chấn nằm ở quận Lư Sơn, thị xã Nhã An, tỉnh Tứ Xuyên (Tây Nam Trung Quốc) ở độ sâu 13km, khiến số người chết và bị thương tăng lên từng giờ.

Hàng nghìn ngôi nhà tại Lư Sơn bị phá huỷ sau trận động đất. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Thông báo mới nhất của Cơ quan Cứu nạn động đất tỉnh Tứ Xuyên, tính đến trưa 20/4, số người thiệt mạng trong trận động đất này đã lên tới 71 người, cùng hơn 1.000 người bị thương. Tuy nhiên, con số thương vong chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lên.

Chính quyền quận Lư Sơn ước tính số người bị thương trong khoảng từ 1.000 đến 2.200. Chính quyền tỉnh Tứ Xuyên cho hay có hơn 10.000 ngôi nhà bị phá hủy.

Trước thảm họa trên, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai hơn 6.000 binh sĩ quân đội và cảnh sát tới khu vực động đất để cứu giúp các nạn nhân. Nhiều đội y tế, vận chuyển... cũng đã được thành lập, trong khi chính quyền tỉnh Tứ Xuyên đã ban bố tình trạng khẩn cấp cấp 1.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã yêu cầu áp dụng mọi biện pháp có thể để cứu các nạn nhân động đất, giảm thiểu số thương vong. Ngay sau khi trực tiếp đến Lư Sơn, ông Lý Khắc Cường nhấn mạnh đến việc tìm kiếm những người đang bị mắc kẹt ở các toà nhà bị đổ trong vòng 24 giờ đầu tiên là vô cùng quan trọng và yêu cầu các lực lượng cứu hộ cần phải nỗ lực tối đa.

Tiếp theo trận động đất 7 độ Richter, ở Tứ Xuyên đã xảy ra một loạt dư chấn, trong đó có một dư chấn mạnh 5,1 độ Richter. Ở các tỉnh láng giềng Quý Châu, Cam Túc, Thiểm Tây, Vân Nam cũng cảm nhận được trận động đất này.

Khu vực Tây Nam Trung Quốc thường xảy ra các trận động đất. Trong tháng 9/2012, ở tỉnh Vân Nam xảy ra động đất kép gây lở đất làm ít nhất 80 người thiệt mạng. Tháng 6/2012, ở Vân Nam cũng bị 1 trận động đất mạnh 5,5 độ Richter làm 4 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương. Năm 2008, Tứ Xuyên cũng đã bị tàn phá bởi 1 trận động đất tồi tệ nhất lịch sử Trung Quốc khiến 87.000 người thiệt mạng và mất tích./.

(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.