Việt Nam có thể tự sản xuất vắc-xin phối hợp sởi – rubella

Ngày 17/4, Lễ ký kết Biên bản thảo luận Dự án “Tăng cường năng lực sản xuất vắc-xin phối hợp sởi – rubella” đã diễn ra tại Hà Nội. Theo đó, Việt Nam sẽ là nước đầu tiên được chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin phối hợp sởi – rubella từ Nhật Bản.

Lễ ký kết Biên bản thảo luận dự án "Tăng cường năng lực sản xuất vắc-xin phối hợp sởi – rubella"

Đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc-xin và sinh phẩm Y tế (POLYVAC) trực thuộc Bộ Y tế, đã ký kết vào Biên bản nói trên.

Dự án được bắt đầu triển khai từ tháng 5/2013 và kéo dài trong thời gian 4 năm 11 tháng, với tổng lượng tiền dự kiến khoảng 707 triệu Yên Nhật (tương đương 7,51 triệu USD).

Trong dự án này, JICA sẽ cử các chuyên gia Nhật Bản sang chuyển giao công nghệ và tiếp nhận đối tác Việt Nam sang Nhật Bản học tập công nghệ sản xuất vắc-xin. Nhà máy sản xuất vắc-xin sởi do JICA viện trợ cho POLYVAC trước đây (2003 – 2006, công suất 7,5 triệu liều/năm) cũng sẽ được trang bị và bổ sung thêm thiết bị để có thể sản xuất được vắc-xin phối hợp sởi – rubella.

Ông Tsuno Motonori – Trưởng đại diện JICA Việt Nam cho biết: Việt Nam là nước đầu tiên được chuyển giao công nghệ này từ Nhật Bản, bởi Việt Nam và Nhật Bản là hai nước có quan hệ hợp tác gắn bó và lâu dài, nhất là trong lĩnh vực y tế. Bên cạnh đó, vào năm 2011, Việt Nam có 4.000 phụ nữ mang thai mắc rubella trong vòng 3 tháng đầu và đã có 200 trẻ bị khuyết tật do những hậu quả do người mẹ nhiễm rubella. Vì vậy, việc Việt Nam tự sản xuất vắc-xin sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và giảm thiểu số trẻ khuyết tật sinh ra do mẹ mắc rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Dự kiến đến cuối năm 2017, POLYVAC sẽ tự chủ được công nghệ sản xuất vắc-xin phối hợp sởi – rubella và năm 2018 sẽ bắt đầu cung cấp vắc-xin này phục vụ tiêm chủng mở rộng.

POLYVAC bắt đầu tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin sởi đơn từ Nhật Bản vào năm 2006, đến cuối năm 2009, đơn vị này đã làm chủ được công nghệ và cung cấp vắc-xin sởi cho thị trường Việt Nam. Tính đến cuối năm 2012, khoảng 9,2 triệu liều vắc-xin sởi do POLYVAC sản xuất đã được cung cấp cho chương trình tiêm chủng mở rộng./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.