Bảo Yên - miền du lịch tâm linh

Từ thành phố Lào Cai, xuôi theo Quốc lộ 70, chỉ mất hơn 1 giờ chạy xe máy, chúng tôi có mặt ở thị trấn Phố Ràng (trung tâm huyện Bảo Yên).

Cảm nhận đầu tiên về vùng đất này đó là sự thông thoáng của tuyến đường, là sự chuyển mình mạnh với diện mạo khu vực thị trấn và các trung tâm cụm xã theo dọc tuyến đường, hiện diện những căn nhà xây bề thế, nhịp sống no ấm trong mỗi gia đình. Cách đây hơn 1 năm, từ thành phố Lào Cai để đến được thị trấn Phố Ràng theo Quốc lộ 70 phải mất hơn 2 giờ chạy xe ô tô, có khi phải là nửa ngày, vì ngày đó, tuyến đường thường xuyên bị tắc nghẽn do quá tải. Từ khi đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đưa vào khai thác, tắc nghẽn trên tuyến Quốc lộ 70 đã chấm dứt, mở ra cơ hội mới cho Bảo Yên trong việc trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế du lịch, nhất là du lịch tâm linh, mà trọng tâm là Đền Bảo Hà và Đền Phúc Khánh.  

Nghi lễ rước kiệu Lễ hội Đền Bảo Hà.

Trong nắng xuân ấm áp, cùng cán bộ của Ban Quản lý Di tích huyện Bảo Yên, chúng tôi đến chốn du lịch tâm linh Đền Phúc Khánh - Di tích lịch sử cấp quốc gia đã được xếp hạng. Tọa lạc trên đỉnh đồi Tắp, gắn liền với di tích thành cổ Nghị Lang, Đền Phúc Khánh ngày nay đã được trùng tu, tôn tạo trở thành quần thể du lịch tâm linh, lịch sử, sinh thái hoành tráng, uy nghiêm và hấp dẫn du khách bởi phong cảnh hữu tình. Giữa chốn thanh tịnh, “cây khế thiêng” trăm tuổi, ngôi miếu thờ linh thiêng, thắp nén nhang thơm thấy lòng thanh thản, hướng thiện. Đền Phúc Khánh không chỉ mùng một, ngày rằm hằng tháng, mà nhiều ngày trong năm và Lễ hội Đền Phúc Khánh được tổ chức vào mùng Mười tháng Giêng hằng năm, với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc là địa chỉ du lịch tâm linh thu hút người dân trong vùng và du khách thập phương đến chiêm bái.

Rời Đền Phúc Khánh, xuôi theo tuyến Quốc lộ 279, chúng tôi đến Đền Bảo Hà. Rót chén trà thơm mời khách, Trưởng ban Quản lý đền Phạm Văn Chiến hồ hởi khoe: Năm nay, lượng khách tăng cao, nhưng nhân viên nhà đền không vất vả như trước, vì khách không đến tập trung theo giờ cao điểm (giờ các chuyến tàu xuôi, ngược). Tất cả nhờ tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đưa vào khai thác, lượng khách dù đông, nhưng rải rác trong ngày, do tuyến đường thuận tiện; nhất là trong những ngày diễn ra Lễ hội Đền Bảo Hà (17/7 âm lịch) đã có hàng vạn lượt du khách đến chiêm bái và tham dự các hoạt động của lễ hội. Đây cũng là năm Ban Quản lý đền hoàn thành sớm chỉ tiêu các nguồn thu nộp ngân sách. Đền Bảo Hà thờ Thần vệ quốc Hoàng Bảy, người anh hùng đã có công đánh giặc bảo vệ biên cương Tổ quốc. Đền được xây dựng dưới chân đồi Cấm, bên bờ sông Hồng, năm 1997, ngôi đền được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Nhiều năm nay, Đền Bảo Hà luôn là điểm du lịch tâm linh của hàng vạn du khách trong và ngoài tỉnh. Mỗi độ xuân về, nhất là dịp cuối năm và những ngày đầu Tết Nguyên đán, từng đoàn người, xe ô tô, xe máy lại tấp nập viếng thăm Đền Bảo Hà. Người người đến đây không chỉ được ngắm phong cảnh, mà còn được hòa vào chốn tâm linh, cùng cầu mong mùa xuân mới, một năm mới vạn sự tốt lành, phát đạt.

Bảo Yên - miền đất có hai dòng sông, có hai ngôi đền thiêng đang vươn lên mạnh từ đầu tư đúng hướng cho phát triển du lịch tâm linh. Minh chứng cho điều này, Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định: Phát triển du lịch, dịch vụ là mũi nhọn. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã xây dựng 4 chương trình, 16 đề án, trong đó có đề án về phát triển kinh tế du lịch. Trước đó, Đảng bộ huyện cũng đã tập trung đầu tư phát triển kinh tế du lịch, quyết liệt trong việc giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án cải tạo Đền Phúc Khánh, các hạng mục phụ trợ Đền Bảo Hà. Để kinh tế du lịch thực sự trở thành mũi nhọn, huyện đã chú trọng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong việc triển khai các dự án phục vụ du lịch; tổ chức thành công Hội thảo du lịch tuyến sông Hồng, sông Chảy, các lễ hội truyền thống; hình thành các tua, tuyến du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách./.

Theo Ngọc Bộ/LCĐT

Tin Liên Quan

Nhiều cách làm hay trong giữ gìn, bảo tồn trang phục, lễ hội tại Lào Cai

Với 25 nhóm, ngành dân tộc cùng 41 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và 2 di sản đại diện nhân loại, Lào Cai là một trong những địa phương có truyền thống văn hóa độc đáo, giàu bản sắc, cũng như sở hữu nhiều di sản văn hóa hàng đầu cả nước.

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...