Lào Cai: 9 nghệ nhân nhân gian được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”

Năm 2015, tỉnh Lào Cai vinh dự có 9 nghệ nhân dân gian được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” vì đã có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương.

1. Ông Vàng Tờ Phủ, dân tộc Nùng (thôn Tùng Lâu, xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương). Loại hình di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Tập quán xã hội và tín ngưỡng dân gian người Nùng Dín.

Bản thân ông nắm giữ toàn bộ kho tàng tri thức về đạo thờ tổ tiên, các nghi thức dâng cúng, khấn trong ngày lễ tết; hơn 200 bài dân ca nghi lễ; phong tục tập quán tộc người Nùng Dín trong suốt chu kỳ đời người bao gồm: sinh đẻ, cưới xin, ma chay. Ngoài ra, ông còn nắm giữ bí quyết khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền bằng thuốc nam với hàng trăm loại cây thuốc, chữa trên 50 loại bệnh thông thường khác nhau, ít tốn kém kinh phí.

2. Ông Thào A Dín, dân tộc Mông (thôn Sín Chải, xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai). Loại hình di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội.

Ông nắm giữ và thực hành, truyền dạy vốn kho tàng văn nghệ dân gian phong phú của dân tộc như: Múa và thổi khèn (khoảng 100 bài); hát dân ca (khoảng 50 bài); 15 bài múa võ dân tộc; 40 bài hát trường ca trong nghi lễ cưới, tang ma.

3. Ông Sần Cháng, dân tộc Giáy (thôn Tả Van Giáy, xã Tả Van, huyện Sa Pa). Loại hình di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Tập quán xã hội và dân ca dân tộc Giáy, Mông, Dao, Tày, hát “San co” của dân tộc Dao ở huyện Sa Pa.
 


Nghệ nhân Sần Cháng.

Ông là người có công khôi phục, bảo tồn, phục dựng lễ hội Roóng Poọc xã Tả Van. Ông đã xuất bản 7 đầu sách giới thiệu nền văn hóa dân tộc đến với công chúng như: “Vươn Chang hằm”; “Dân ca trong Đám cưới dân tộc Giáy”; “Một số phong tục tập quán dân tộc Giáy”,...

4. Ông Hoàng Xín Hòa, dân tộc Nùng Dín (thôn Cốc Chứ, xã Nấm Lư, huyện Mường Khương). Loại hình di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Dân ca Nùng Dín.

Ông là người có công trong việc bảo tồn, gìn giữ dân ca dân tộc Nùng Dín, bản thân ông chủ động thành lập Câu lạc bộ Dân ca Nùng Dín. Đến năm 2011, ông vận động được 13 người tham gia. Với uy tín và sức lan tỏa đến năm 2014, Câu lạc bộ duy trì thực hành hát Dân ca dân tộc với các buổi sinh hoạt đều đặn. Đến nay có hơn 363 lượt người hát được 412 bài dân ca cổ và dân ca viết lời mới.

5. Ông Ly Seo Chơ, dân tộc Hà Nhì (xã Ý Tý, huyện Bát Xát). Loại hình di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Tri thức dân gian trong lao động sản xuất, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội.

Ông là người am hiểu phong tục tập quán của dân tộc Hà Nhì, bảo tồn và truyền dạy cho thế hệ trẻ các nghi lễ, lễ hội Khô già già, tri thức dân gian về y dược cổ truyền người Hà Nhì trong việc chữa trị các bệnh thường gặp; am hiểu về tri thức dân gian trong canh tác nông nghiệp, canh tác ruộng bậc thang. Nhiều năm liền ông được tặng thưởng danh hiệu “Người có uy tín trong đồng bào thiểu số có thành tích xuất sắc” và được tặng nhiều bằng khen của các cấp chính quyền ghi nhận công lao đóng góp cho cộng đồng.

6. Ông Triệu Văn Quẩy, dân tộc Dao (thôn Khe Tôm, xã Cam Đường, thành phố Lào Cai). Loại hình di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Thơ ca dân gian, phong tục tập quán dân tộc Dao.



Nghệ nhân Triệu Văn Quẩy.

Bản thân ông nắm giữ nhiều đầu sách cổ của dân tộc Dao, là người truyền dạy phong tục tập quán, chữ Nôm của người Dao trong cộng đồng. Ông nắm giữ hơn 100 bài hát dân ca, là người có công trong việc phục dựng “Hội hát qua làng” của người Dao.

7. Bà Lồ Lài Sửu, dân tộc Bố Y (thôn Lao Hầu, xã Thanh Bình, huyện Mường Khương). Loại hình di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Thơ ca dân gian, phong tục tập quán, tri thức dân gian trong canh tác sản xuất nông nghiệp.

Bà hiện nắm giữ khoảng 60 bài dân ca như: hát núi, hát hoa, hát với cô tiên, hát mở con mương, hát cảm tạ trâu thần, hát giao duyên 12 tháng...Bà đã sáng tác 15 bài dân ca dân vũ như bài hát múa mừng Đảng, bài hát múa mừng ông Trăng,... Ngoài ra, bà Sửu còn là người nắm giữ, am hiểu các phong tục tập quán như cưới xin, sinh đẻ, ma chay, làm nhà mới, lễ tết hội, tín ngưỡng, chế biến món ăn, làm trang phục truyền thống, tri thức liên quan đến lao động sản xuất trong nông nghiệp như trồng ngô, lúa…

Bà cũng là người có công trong việc khôi phục lễ tết “Sừ Giề Pà” của người Tu Dí. Hiện bà đang tích cực trong công tác truyền dạy vốn văn hóa, dân ca, dân vũ dân tộc cho thế hệ thanh thiếu niên.

8. Ông Vàng Sín Phìn, dân tộc Thu Lao (xã Nàn Sán, huyện Si Ma Cai). Loại hình di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Phong tục tập quán, nhạc cụ, hát dân ca, kể chuyện cổ tích, hát trường ca dân tộc Thu Lao.

Hiện tại ông đang nắm giữ kỹ xảo chơi các loại nhạc cụ dân tộc: 25 bài của loại đàn 3, 4 dây; ông kéo được khoảng 70 bài nhị; thổi 35 bài sáo; kể 30 câu truyện cổ dân gian; hát 30 bài trường ca trong nghi lễ cưới, tang, làm nhà mới; 30 bài hát đưa tiễn hồn người chết.

9. Ông Tẩn Vần Siệu, dân tộc Dao (thôn Tả Chải, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa). Loại hình di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Tiếng nói, chữ viết (truyền dạy chữ Nôm Dao), tri thức canh tác nông nghiệp, y dược học dân gian.
 


Nghệ nhân Tẩn Vần Siệu.

Là người truyền dạy chữ Nôm Dao trong cộng đồng, bản thân ông là người xây dựng cuốn giáo trình dạy chữ Nôm Dao, thường xuyên cộng tác với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để dịch sách và cung cấp tư liệu về phong tục tập quán, tri thức dân gian của người Dao. Nhiều năm liền ông được các cấp chính quyền tặng Giấy khen, là đại biểu có uy tín tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Sa Pa./.
Hải Nam

Tin Liên Quan

Nhiều cách làm hay trong giữ gìn, bảo tồn trang phục, lễ hội tại Lào Cai

Với 25 nhóm, ngành dân tộc cùng 41 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và 2 di sản đại diện nhân loại, Lào Cai là một trong những địa phương có truyền thống văn hóa độc đáo, giàu bản sắc, cũng như sở hữu nhiều di sản văn hóa hàng đầu cả nước.

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...