Những sự kiện nổi bật của thế giới tuần qua

Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Trung Đông, Chủ tịch Trung Quốc tiến hành chuyến công du nước ngoài đầu tiên, Cộng hòa Síp đứng trước nguy cơ vỡ nợ, Ngày Nước thế giới… là những tin tức quốc tế nổi bật trong tuần qua (16 - 22/3).
 
Tổng thống Mỹ thăm Trung Đông

Ngày 19/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên đường, bắt đầu chuyến công du Trung Đông. Đây là lần đầu tiên, ông Obama đến thăm Israel trên cương vị là Tổng thống Mỹ. Trọng tâm của chuyến đi nhằm hàn gắn quan hệ giữa các đồng minh thân cận của Mỹ và Israel, vốn đang có những trục trặc xoay quanh biện pháp xử lý đối với chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của Iran.

Phát biểu chiều 20/3 sau khi tới thủ đô Tel Aviv, Tổng thống Barack Obama tuyên bố, quan hệ song phương Mỹ - Israel là không thể thay đổi. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ mong muốn thấy Israel chung sống hòa bình với các nước láng giềng. Ngoài Israel, Tổng thống Mỹ cũng sẽ đến thăm Bờ Tây và có cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Palestine. Jordani cũng là một chặng dừng chân trong chuyến công du Trung Đông.

Trong chuyến thăm Israel, ngày 20/3, Tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (Ảnh: Reuters)

Chủ tịch Trung Quốc tiến hành chuyến công du nước ngoài đầu tiên 

Ngày 22/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã rời Bắc Kinh, lên đường đi thăm cấp nhà nước Nga, Tanzania, Nam Phi và Cộng hòa Congo. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Tập Cận Bình kể từ khi đảm nhận cương vị Chủ tịch nước hôm 14/3.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, dự kiến, ông Tập Cận Bình sẽ thăm Nga trong 3 ngày. Tại đây, ông sẽ có cuộc gặp Tổng thống Vladimir Putin. Thông tấn Itar-Tass của Nga đưa tin Chủ tịch Trung Quốc sẽ có một lịch trình bận rộn tại Nga với việc tham gia 20 sự kiện, trong đó có các cuộc gặp cấp cao, các buổi tiếp xúc với sinh viên đại học và buổi lễ phát động Năm Du lịch Trung - Nga. Sau đó, ông Tập Cận Bình sẽ lên đường sang châu Phi dự Hội nghị cấp cao BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), dự kiến diễn ra từ 26 - 27/3 ở Durban, Nam Phi.

Ngày 22/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến
công du nước ngoài đầu tiên.     (Ảnh: Reuters)

Cộng hòa Síp đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Ngày 16/3, Chính phủ Síp và bộ ba chủ nợ gồm Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đạt được thỏa thuận về việc các tổ chức này sẽ cấp 10 tỷ Euro để giúp quốc đảo này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ. Đổi lại, Chính phủ Síp đã nhất trí thực hiện một loạt các điều kiện do các chủ nợ này đưa ra, trong đó đáng chú ý có việc đánh thuế đối với tất cả các khoản tiền gửi ngân hàng, với mục đích huy động thêm khoảng 5,8 tỷ Euro tiền thuế để tài trợ cho các nỗ lực cứu trợ các ngân hàng đang gặp khó khăn. Bên cạnh đó, Síp cũng đồng ý đánh “thuế thu nhập” bổ sung đối với lợi tức thu được từ các khoản tiền gửi ngân hàng.

Ngày 19/3, với đa số phiếu chống, Quốc hội Cộng hòa Síp đã phủ quyết đề xuất đánh thuế đối với các khoản tiền gửi ngân hàng - một trong số các điều kiện tiên quyết mà các chủ nợ đã đưa ra để đổi lấy việc cấp cho Cộng hòa Síp gói cứu trợ có tổng trị giá 10 tỷ Euro. Quyết định này đã nhận được sự ủng hộ của đa số người dân đảo Síp nhưng có thể khiến quốc đảo Địa Trung Hải này có nguy cơ bị vỡ nợ.

Ngày 21/3, sau khi Quốc hội Síp bỏ phiếu bác bỏ đề xuất cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU), Chính phủ của Tổng thống Nicos Anastasides đã đệ trình một kế hoạch giải cứu mới nhằm tránh việc nước này rơi vào nguy cơ vỡ nợ. Quyết định được đưa ra sau khi Síp nhận thấy không thể trông chờ vào sự cứu trợ của Nga, quốc gia có quan hệ tài chính mật thiết với nước này.

Quốc hội Síp bỏ phiếu tại phiên họp Quốc hội ngày 19/3 (Ảnh: Nguồn AFP)


Ngày Nước thế giới

Ngày 22/3 là Ngày Nước thế giới với chủ đề “Hợp tác vì nước” và thông điệp “Nếu tất cả chúng ta cùng nhau chia sẻ, ai cũng sẽ có cơ hội sử dụng nước”. Đây là một sự kiện quốc tế được tổ chức hằng năm, nhằm thu hút sự chú ý của người dân trên khắp thế giới thấy được tầm quan trọng của tài nguyên nước, đặc biệt là các nguồn nước sạch và góp phần quản lý bền vững nguồn tài nguyên quý giá này.

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, vẫn còn khoảng 11% dân số thế giới, tương đương 780 triệu người không tiếp cận được với nguồn nước sạch. Cùng với những diễn biến bất thường của thiên tai do biến đổi khí hậu, nguồn nước đang ngày càng suy thoái và cạn kiệt./.

(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.