Chợ trâu Cán Cấu

Chợ Cán Cấu (huyện Si Ma Cai) cũng như các chợ phiên vùng cao khác, có khu bán sản vật của địa phương, có khu bán vật dụng thiết yếu cho gia đình, có khu ẩm thực... nhưng thu hút và hấp dẫn nhiều người nhất là khu dành cho mua bán trâu.

Chợ phiên Cán Cấu họp vào mỗi thứ 7 hàng tuần. 7 giờ sáng, chợ đã rực rỡ sắc màu. Dưới khu vực chợ trâu, hàng trăm con trâu từ khắp các thôn, bản vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương… đã “tụ” về. Gần đây chợ đã trở thành trung tâm mua bán trâu, bò, ngựa… phục vụ nhu cầu sản xuất của bà con cũng như nhu cầu làm thuốc, làm thực phẩm của nhân dân các vùng dưới xuôi.



Chợ trâu Cán Cấu.

Chợ không chỉ là nơi thu hút các thương lái đến mua bán mà cả những người dân và du khách hiếu kỳ cũng đến xem nhộn nhịp. Càng gần trưa, chợ trâu Cán Cấu càng đông, nhiều người phải dắt trâu xuống buộc ở khoảnh đất phía dưới. Phía cuối chợ, cảnh trao đổi, mua bán trâu diễn ra khá náo nhiệt.

Cái sự lạ của khu chợ không chỉ ở mỗi phiên hàng trăm con trâu bình thản chờ đợi được mua, được bán mà mọi người còn được tìm hiểu cách thức chăm sóc trâu của đồng bào dân tộc nơi đây cũng như phương thức canh tác và mua bán trong chợ.

Với đồng bào, nếu bán được giá thì tốt, còn không được giá là họ dứt khoát mang về, cũng chẳng ai thấy buồn vì họ coi đó là dịp để khoe đàn trâu của gia đình và phiên sau lại tiếp tục mang đến chợ. Còn với thương lái, dù rất muốn mua được rẻ song họ luôn giữ uy tín để làm ăn lâu dài. Chợ cũng đã hình thành một nhóm người Mông thông thạo tiếng Kinh, tiếng Quan hỏa, thông thạo buôn bán, giao dịch làm cầu nối giữa người mua, nguời bán.

Chợ trâu Cán Cấu không chỉ phát huy truyền thống, lợi thế của đồng bào trong việc chăn nuôi đại gia súc mà còn góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, thu hút các thành phần kinh tế đến với vùng cao, giới thiệu vùng cao với đồng bằng, trung du.

Với hàng trăm con trâu mỗi phiên chợ được chuyển về xuôi, đem lại nguồn thu hàng tỷ đồng, chợ trâu Cán Cấu đang đòi hỏi phải duy trì lâu dài và phát triển thành hàng hóa. Do đó, ngoài việc tận dụng lao động, đất đai, thiên nhiên còn rất cần các cấp, các ngành Trung ương và địa phương có kế hoạch đầu tư cho chăn nuôi trâu để đàn trâu của các xã vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương… ngày càng tăng, đủ đáp ứng nhu cầu của xã hội./.
Minh Phượng

Tin Liên Quan

Nhiều cách làm hay trong giữ gìn, bảo tồn trang phục, lễ hội tại Lào Cai

Với 25 nhóm, ngành dân tộc cùng 41 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và 2 di sản đại diện nhân loại, Lào Cai là một trong những địa phương có truyền thống văn hóa độc đáo, giàu bản sắc, cũng như sở hữu nhiều di sản văn hóa hàng đầu cả nước.

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...