6 tháng đầu 2015: Công nghiệp tăng 9,6%

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của toàn ngành tăng 9,6% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 9,2% của giai đoạn 5 tháng đầu năm.
 
Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến và chế tạo 6 tháng tăng 11% so với cùng kỳ năm trước; ngành khai khoáng tăng 8,2%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,2%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 6,4%.

Một số sản phẩm có chỉ số sản xuất tăng cao trong 6 tháng là: Sản xuất sợi tăng 32%, sản xuất bê tông tăng 31,7%, sản xuất thiết bị truyền thông tăng 119,9%, sản xuất thiết bị điện tăng 30,7%, sản xuất xe có động cơ tăng 47,1%. Trong ngành chế biến, chế tạo, chỉ số tiêu thụ trong tháng 5/2015 tăng 7,5% so với tháng trước và tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức tăng 9,3% so với cùng kỳ của tháng 4).

Riêng trong tháng 6, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Việt Nam tăng mạnh trở lại với mức 11,1% so cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng 7,5% của tháng 5 và 9,5% của tháng 4.

Tính chung 5 tháng, chỉ số tiêu thụ ngành chế biến, chế tạo tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2014. Các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao là sản xuất sợi tăng 27,8%, sản xuất bê tông tăng 28,7%, sản xuất sản phẩm điện tử và máy vi tính tăng 30,6%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 42,9%, sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng tăng 31,6%, sản xuất xe có động cơ tăng 35,5%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/6/2015 tăng 11,8% so với cùng thời điểm năm 2014. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là chế biến thủy sản, chế biến sữa, sản xuất bia, sản xuất giày dép, sản xuất phân bón, sản xuất xi măng và bê tông, sản xuất cấu kiện kim loại, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học.

Theo thông tin từ Bộ Công thương, do đà phục hồi của sản xuất, nên chỉ số sản xuất và tiêu thụ điện cũng tăng. Cụ thể, điện cung cấp phục vụ công nghiệp và xây dựng (chiếm tỷ trọng 53,7% sản lượng điện tiêu thụ) tăng 11,4%, điện phục vụ nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 21%, điện cung cấp cho nhà hàng khách sạn và thương nghiệp tăng 18,8% so với cùng kỳ khẳng định tình hình sản xuất và kinh doanh khá hơn./.
Theo Anh Minh/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Đổi mới để tạo đột phá trong xúc tiến, quảng bá du lịch

Để định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á như mục tiêu Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra, chắc chắn không thể thiếu vai trò của xúc tiến, quảng bá du lịch.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!