Việt Nam - Thái Lan hướng tới quan hệ đối tác chiến lược

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra nhất trí việc chỉ đạo các cơ quan hữu quan hai nước tích cực trao đổi, xây dựng nội hàm và lộ trình thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Thái Lan

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 12/3, nhân dịp dự các Hội nghị cấp cao tại thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã có cuộc tiếp xúc song phương.

Hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng trước sự phát triển của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, an ninh quốc phòng đến kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa xã hội, đặc biệt kể từ sau cuộc họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 2 (27/10/2012).

Hai Thủ tướng nhất trí về việc chỉ đạo Bộ Ngoại giao hai nước phối hợp với các cơ quan liên quan tích cực trao đổi, xây dựng nội hàm và lộ trình thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Thái Lan và thúc đẩy họp cơ chế Ủy ban Hỗn hợp song phương hai nước trong năm nay.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Yingluck Shinawatra cũng nhất trí về công tác bảo đảm môi trường và an ninh nguồn nước sông Mekong cũng như tiếp tục phối hợp và ủng hộ lập trường chung của ASEAN như đã nêu trong Tuyên bố 6 nguyên tắc về vấn đề Biển Đông, trong đó có việc đảm bảo hòa bình ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Bày tỏ hài lòng về những nỗ lực của hai nước trong việc tăng cường hợp tác kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư tại Việt Nam, đồng thời mong muốn Chính phủ Thái Lan tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp Thái Lan đầu tư vào Việt Nam, nhất là khu vực miền Trung Việt Nam nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Đổi mới để tạo đột phá trong xúc tiến, quảng bá du lịch

Để định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á như mục tiêu Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra, chắc chắn không thể thiếu vai trò của xúc tiến, quảng bá du lịch.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!