200 quốc gia nhất trí về thỏa thuận cơ sở chống biến đổi khí hậu

Tuy vậy, các bên liên quan vẫn “để lại” một số thỏa thuận được cho là gai góc liên quan đến việc giới hạn sự gia tăng nhiệt độ trái đất hiện nay.

Sau 6 ngày đàm phán đầy căng thẳng, các nhà đàm phán của gần 200 quốc gia tham dự hội nghị của Liên Hợp Quốc về chống biến đổi khí hậu diễn ra tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ) hôm qua (13/2) đã nhất trí về dự thảo thỏa thuận chống biến đổi khí hậu mới dài 86 trang, thay thế cho Nghị định thư Kyoto sẽ hết hạn vào năm 2020.

Thách thức chống biến đổi khí hậu.

Đây là thông tin được bà Christiana Figueres, người đứng đầu Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) công bố tại cuộc họp báo cùng ngày. Tuy nhiên, theo bà Figueres, các bên liên quan vẫn “trừ lại” một số thỏa thuận được cho là gai góc liên quan đến cách thức giới hạn sự gia tăng nhiệt độ trái đất hiện nay.

Mục tiêu của Hội nghị Geneva kéo dài 6 ngày qua là rút ngắn văn kiện mà các nhà đàm phán đạt được tại Hội nghị bộ trưởng thường niên các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCC) ở thủ đô Lima của Peru tháng 12/2014 thành một “văn bản thương lượng”, làm đường hướng cho các cuộc đàm phán từ nay đến tháng 12/2015, thời điểm ký thỏa thuận chống biến đổi khí hậu mới đã được các nước nhất trí năm 2011.

Các nhà đàm phán phải đưa ra dự thảo thỏa thuận mới vào cuối tháng 5 tới để thông qua lần cuối tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, dự kiến sẽ diễn ra ở thủ đô Paris của Pháp vào cuối năm nay.

Để được các nước ký kết, thỏa thuận mới phải có hiệu lực từ năm 2020 với nội dung thúc đẩy mục tiêu của Liên Hợp Quốc về hạn chế khí hậu toàn cầu nóng lên thêm 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nước tham gia phải trình cam kết cắt giảm khí thải trước Hội nghị Paris vài tháng.

Các nhà khoa học cảnh báo với tốc độ thải khí dioxide carbon (CO2) gây hiệu ứng nhà kính như hiện nay, thế giới sẽ đứng trước các thảm họa lụt, bão, hạn hán và nước biển dâng cao.

Tổ chức Khí tượng học Thế giới vừa cho biết năm 2014 là năm nóng kỷ lục, một phần do Trái Đất tiếp tục nóng lên. Trong khi đó, đến nay, các nước tham gia đàm phán vẫn bất đồng về cách thức chống biến đổi khí hậu, chủ yếu liên quan đến hạn ngạch khí thải CO2 của các nước giàu./.

Theo vov.vn

Tin Liên Quan

Bài toán khó về nhân khẩu học

Già hóa dân số là câu chuyện đã xuất hiện nhiều năm, nhưng hệ quả của tình trạng này đối với kinh tế, xã hội luôn là vấn đề nóng, làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Tìm được lời giải cho bài toán nhân khẩu học là chìa khóa quan trọng giúp duy trì sự ổn định, phát...

Các nước EU thông qua luật cắt giảm khí thải CO2 từ xe tải

Các nước EU đã thông qua lần cuối luật cắt giảm khí thải CO2 từ các xe tải, theo đó yêu cầu hầu hết các phương tiện hạng nặng bán tại thị trường EU từ năm 2040 phải là xe không phát thải.

Niềm tin vững chắc vào sức mạnh đoàn kết

Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2036. Cam kết đưa nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn, bằng sức mạnh đoàn kết và các kế hoạch phát triển, Tổng thống Putin được người dân Nga tin tưởng sẽ...

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.