Các nước ASEAN chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Cộng đồng

Ngày 8-1 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Hướng tới Cộng đồng ASEAN 2015 - Góc nhìn của các nước thành viên”.
Tham dự có Đại sứ và đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN tại Hà Nội; đại diện một số bộ, ban, ngành liên quan, cơ quan báo chí của Việt Nam. Đại sứ Nguyễn Vũ Tú, Trưởng đoàn quan chức cấp cao (SOM) ASEAN Việt Nam chủ trì tọa đàm.
 

Tại tọa đàm, các đại biểu tập trung trao đổi về các vấn đề như sự chuẩn bị của các nước ASEAN hướng tới xây dựng Cộng đồng vào năm 2015; Các biện pháp truyền thông nhằm gia tăng thông tin, hiểu biết cho người dân về Cộng đồng ASEAN. Các đại biểu nhấn mạnh đến sự cần thiết đưa nhiệm vụ chuẩn bị cho sự ra đời của Cộng đồng ASEAN vào chương trình nghị sự quốc gia.

ASEAN gồm 10 nước thành viên đang tiến tới việc hình thành một cộng đồng thống nhất - Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN, nhưng không phải là một tổ chức siêu quốc gia và không khép kín mà vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài. Cộng đồng ASEAN sẽ được hình thành dựa trên 3 trụ cột là Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội.

Để nỗ lực triển khai xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, mỗi nước đặt ra một số ưu tiên khác nhau. Myanmar tập trung phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những động lực chính cho phát triển kinh tế của ASEAN trong thế kỷ 21; giải quyết thu hẹp khoảng cách, tăng cường phát triển bền vững, giải quyết xu thế già hóa dân số ngày càng tăng; tăng cường tinh thần tự cường trong giải quyết khủng hoảng và khi xảy ra thiên tai; có cách tiếp cận cân bằng trong mở rộng quan hệ với các đối tác đối thoại.

Tại tọa đàm các đại biểu cũng trao đổi những kinh nghiệm về các biện pháp truyền thông nhằm gia tăng thông tin, hiểu biết cho người dân về ASEAN và Cộng đồng ASEAN, các đại biểu chia sẻ một loại các biện pháp tuyên truyền chuẩn bị cho sự ra đời sắp tới của Cộng đồng ASEAN. Trong đó, các nước thành viên hướng tới việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về Cộng đồng ASEAN cho người dân để tất cả người dân có thể tận dụng các cơ hội do Cộng đồng ASEAN mang lại. Thúc đẩy tuyên truyền về Cộng đồng ASEAN thông qua chương trình giáo dục ở các cấp tiểu học, phổ thông và đại học, giới thiệu triển lãm di động về Cộng đồng ASEAN, phòng trưng bày ASEAN…
Theo hanoimoi.com.vn

Tin Liên Quan

Bài toán khó về nhân khẩu học

Già hóa dân số là câu chuyện đã xuất hiện nhiều năm, nhưng hệ quả của tình trạng này đối với kinh tế, xã hội luôn là vấn đề nóng, làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Tìm được lời giải cho bài toán nhân khẩu học là chìa khóa quan trọng giúp duy trì sự ổn định, phát...

Các nước EU thông qua luật cắt giảm khí thải CO2 từ xe tải

Các nước EU đã thông qua lần cuối luật cắt giảm khí thải CO2 từ các xe tải, theo đó yêu cầu hầu hết các phương tiện hạng nặng bán tại thị trường EU từ năm 2040 phải là xe không phát thải.

Niềm tin vững chắc vào sức mạnh đoàn kết

Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2036. Cam kết đưa nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn, bằng sức mạnh đoàn kết và các kế hoạch phát triển, Tổng thống Putin được người dân Nga tin tưởng sẽ...

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.