Công bố 26 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL công bố danh mục 26 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Trong danh sách các di sản phi vật thể quốc gia được công bố lần này có các loại hình: Ngữ văn dân gian (4); Tập quán xã hội và tín ngưỡng (7); Lễ hội truyền thống (10); Nghệ thuật trình diễn dân gian (2); Nghề thủ công truyền thống (3).

Danh sách 26 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia:

1. Khan (Sử thi) của người Ê Đê (tỉnh Đắk Lắk)

2. Ot Ndrong (Sử thi) của người Mnông (huyện Tuy Đức, huyện Đắk Song, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông)

3. Hơmon (Sử thi) của người Ba Na (huyện Đăk Đoa, huyện Đắk Pơ, huyện Kbang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai)

4. Hơmon (Sử thi) của người Ba Na - Rơ Ngao (tỉnh Kon Tum)

5. Kéo co (xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh)

6. Kéo co ngồi (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, TP. Hà Nội)

7. Kéo mỏ (Kéo co), (thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội)

8. Kéo song (Kéo co), (thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc)

9. Lễ hội Đền Trần (phường Lộc Vượng, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định)

10. Lễ hội Trường Yên (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình)

11. Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang)

12. Lễ hội Lồng tồng Ba Bể (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn)

13. Lễ hội Làng Lệ Mật (làng Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP. Hà Nội)

14. Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì đen (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai)

15. Đại lễ Kỳ yên Đình Tân Phước Tây (xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An)

16. Lễ hội vía Bà Ngũ hành (xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An)

17. Lễ làm chay (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An)

18. Lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được (xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam)

19. Múa trống Chhay - dăm (xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh)

20. Nghệ thuật The (múa) của người Tày ở Tà Chải (tỉnh Lào Cai)

21. Nghề dệt thủ công truyền thống của người Tày (tỉnh Bắc Kạn)

22. Nghề đóng xuồng, ghe Long Hậu (xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp)

23. Nghề dệt chiếu lác (huyện Cần Đước, huyện Bến Lức, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An)

24. Tục cúng việc lề (tỉnh Long An)

25. Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Xá Phó (tỉnh Lào Cai)

26. Tết Sử giề pà của người Bố Y (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai).

Quyết định nêu rõ, các Di sản văn hóa phi vật thể này được đánh giá là những di sản có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân.

Theo Quyết định, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa./.

Theo chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...