Hiệu quả từ việc triển khai Đề án “Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011 – 2015”

Triển khai thực hiện từ năm 2011 đến nay, Đề án “Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011 – 2015” đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc nâng tỷ lệ che phủ rừng, tăng thu nhập cho người dân từ những cánh rừng.

Nhiều khu rừng trồng đã phát huy tốt chức năng sản xuất, phòng hộ môi trường (Ảnh: Thanh Nam).

Các chương trình, dự án lớn được triển khai thực hiện như Chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; chương trình dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; dự án phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng; phát triển kinh tế trang trại rừng,...thu hút được đông đảo các tầng lớn nhân dân tham gia trồng rừng và bảo vệ rừng; tốc độ phủ xanh đất trống, đồi trọc trên địa bàn tỉnh ngày càng nâng cao.

Diện tích rừng trồng mới tính đến hết năm 2014 đạt 21.799 ha, làm giầu rừng 5.000 ha, trồng cây lâm nghiệp phân tán 8 triệu cây, trồng lại rừng sau khai thác 3.805 ha; khoanh nuôi tái sinh 4.950 ha,...Diện tích có rừng trên địa bàn tỉnh ước đạt 338.347 ha, tỷ lệ che phủ rừng năm 2014 đạt 53%. Nhiều khu rừng trồng đã được hình thành và phát huy tốt chức năng sản xuất, phòng hộ môi trường, cảnh quan.

Kinh tế lâm nghiệp ngày càng thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế tư nhân. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại; các nhà máy sản xuất giấy đế, chế biến các sản phẩm gia dụng, ván ghép thanh, ván sàn, ván MDF xuất khẩu đã được xây dựng và đưa vào hoạt động ổn định; sản phẩm đã xuất khẩu đến một số nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Malaysia,...

Các nhà máy chế biến lâm sản được đầu tư xây dựng gắn với việc hình thành phát triển các vùng nguyên liệu tập trung. Mối liên doanh liên kết 4 nhà trong sản xuất lâm nghiệp đang từng bước phát triển, nổi bật là mối liên kết của doanh nghiệp với người dân trong việc phát triển vùng nguyên liệu.

Sản lượng gỗ khai thác và tiêu thụ giai đoạn 2011-2014 đạt 250.550 m3 gỗ tròn các loại; 655.900 Ster củi; chế biến, tiêu thụ 160.000 m3 gỗ xẻ; 9.950 tấn giấy đế; 250.900 m3 ván bóc, ván sàn, ván ghép thanh; 1.650.000 tấn thảo quả, măng khô, hạt trẩu. Kinh tế rừng đóng góp đáng kể trong GDP của tỉnh, ước mỗi năm GDP ngành lâm nghiệp đạt trên 500 tỷ đồng.
 

Rừng cảnh quan môi trường trên địa bàn thành phố Lào Cai.
 
Đối với công tác bảo tồn và phát triển các khu rừng đặc dụng, Lào Cai đã tổ chức quy hoạch lại hệ thống rừng đặc dụng: Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn và Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Bát Xát. Thực hiện bảo vệ nghiêm ngặt phân khu vùng lõi Vườn quốc gia Hoàng Liên, Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn thông qua việc xây dựng các chốt bảo vệ rừng; triển khai phương án chia sẻ lợi ích trong công tác bảo vệ rừng tại các thôn bản.

Cùng với việc tăng nhanh diện tích, chất lượng rừng trồng thì việc phát triển lâm sản ngoài gỗ đã được chú trọng và coi đây là hướng đi làm năng cao thu nhập của người dân tham gia sản xuất lâm nghiệp. Tỉnh đã chỉ đạo quy hoạch định hướng phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng phát triển, như: thảo quả, quế, vầu, nứa cho nguyên liệu giấy đế. Xây dựng vùng trồng trẩu tại 3 huyện Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai; Quy hoạch phát triển vùng trồng quế tại các huyện: Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn với quy mô 10.000 ha.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện Đề án “Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011 – 2015” vẫn còn một số khó khăn, tồn tại: diện tích rừng tăng nhanh nhưng năng suất và chất lượng rừng thấp; chưa có cây trồng chủ đạo cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng gặp nhiều khó khăn, nạn phá rừng, cháy rừng, khai thác lâm sản, săn bắn động vật hoang dã vẫn còn xảy ra. Công tác khuyến lâm và chính sách cho phát triển rừng và kinh tế rừng còn hạn chế,...

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, trong thời gian tới ngành lâm nghiệp cần chú trọng mục tiêu phát triển kinh tế lâm nghiệp bảo đảm hài hòa với mục tiêu xã hội và môi trường. Huy động các nguồn lực, các thành phần kinh tế, sức dân trong việc bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng. Từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, đa dạng sinh học. Phát huy các tiềm năng, lợi thế của rừng để kinh tế lâm nghiệp thực sự là ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh./.
 
Nguyễn Quang

Tin Liên Quan

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc với Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam

Chiều 7/5, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Đoàn công tác Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam do Tiến sỹ Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng làm Trưởng đoàn đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Lào Cai.

Quân và dân Lào Cai góp sức làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Trải qua 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt, máu trộn bùn non” (từ ngày 13/3 đến 7/5/1954), quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm của Pháp vốn được coi là “pháo đài bất khả xâm...

Tăng cường phối hợp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị giao ban 3 lực lượng quân sự - công an - biên phòng diễn ra vào chiều 6/5.

Học sinh Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai đoạt giải Vàng tại Cuộc thi triển lãm phát minh quốc tế

Hai dự án của Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai đoạt giải Vàng tại cuộc thi là: “Bàn tay robot hỗ trợ người khuyết tật chi trên” và “Thiết bị thông minh hỗ trợ người mù”.

Bộ CHQS tỉnh: Nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.