Rộn ràng Lễ hội đền Cô Tân An

Đã thành thông lệ, vào ngày 17 tháng Giêng hằng năm, các vùng lân cận, du khách thập phương và đông đảo nhân dân xã Tân An (huyện Văn Bàn) lại tham dự Lễ hội đền Cô Tân An. Đền Cô Tân An được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2010, thờ Bà chúa Thượng ngàn Nguyễn Hoàng Bà Xa có công dẹp giặc giữ nước thời xưa.
 
Theo sử sách chép lại, vào cuối đời Lê, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786), khắp vùng Quy Hóa, nhất là châu Thủy Vỹ, Văn Bàn luôn trong tình trạng “loạn lạc, dân cư điêu tàn, ruộng đất bỏ hoang”. Trước sự loạn lạc ấy, bà Nguyễn Hoàng Bà Xa đã luôn sát cánh cùng cha là Thần Vệ quốc Nguyễn Hoàng Bẩy đứng lên chiêu dụ đồng bào các dân tộc thiểu số như: Dao, Giáy, Nùng áo xanh… khẩn điền khai mỏ, đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi, giành lại cuộc sống ấm no cho muôn dân.

Khi bà mất đi, để tưởng nhớ công lao to lớn của bà, nhân dân trong vùng đã đóng góp công sức, tiền của xây dựng đền thờ, cử người trong coi hương khói thường xuyên. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, hiện nay ngôi đền đã được tôn tạo, xây dựng lại trên chính vị trí khu đất linh thiêng xưa (đối diện với di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đền Bảo Hà).

Kể từ khi ngôi đền được xây dựng lại tại vị trí cũ, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, Đảng bộ và chính quyền xã đã duy trì việc tổ chức Lễ hội đền Cô Tân An vào ngày 17 tháng Giêng hằng năm và cũng là ngày lễ tế đền. Phần lễ được chuẩn bị công phu, bài bản, trang trọng với ước muốn “cầu cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân làng mạnh khỏe, an vui”.

Nghi lễ rước kiệu từ đền Cô sang đền Ông (đền Bảo Hà) lộng lẫy hoa, cờ, kiệu, ô, lọng nhằm tái hiện hình ảnh hội binh của tướng Hoàng Bẩy trong tiếng chiêng, tiếng trống rạo rực, hùng dũng. Lễ hội còn có chương trình văn nghệ đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc trong vùng, các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, đu quay…

Lễ hội đền Cô Tân An là hoạt động góp phần bảo tồn và phát triển, cũng như phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc trong vùng, qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của đông đảo nhân dân và du khách.

Một số hình ảnh tại lễ hội:

Nghi thức rước kiệu.
 

Các đại biểu và lãnh đạo huyện Văn Bàn dự lễ hội và dâng hương.

Phủ động Thiên Trang mới được đầu tư tôn tạo.

Một tiết mục tại lễ hội.

Đông đảo nhân dân và du khách tham dự lễ hội.

(Theo báo điện tử Lào Cai)

Tin Liên Quan

Nhiều cách làm hay trong giữ gìn, bảo tồn trang phục, lễ hội tại Lào Cai

Với 25 nhóm, ngành dân tộc cùng 41 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và 2 di sản đại diện nhân loại, Lào Cai là một trong những địa phương có truyền thống văn hóa độc đáo, giàu bản sắc, cũng như sở hữu nhiều di sản văn hóa hàng đầu cả nước.

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...