Từng bước tiếp cận nghèo đa chiều

Thay vì hình thức “cho không” như hiện nay, chính sách hỗ trợ hộ nghèo sẽ được xây dựng theo hướng tăng cường các hình thức tạo sinh kế, cho vay lãi suất thấp để người nghèo chủ động vươn lên.


Chính sách giảm nghèo sẽ hướng đến tăng cường sinh kế, giúp người nghèo chủ động vươn lên.

Đây là khẳng định của Chánh Văn phòng Quốc gia giảm nghèo Đào Trọng Thi tại tọa đàm Định hướng giảm nghèo bền vững đến năm 2020 do Bộ LĐTB&XH tổ chức ngày 15/10.

Việt Nam đã đặt ra mục tiêu mỗi năm phải giảm nghèo được 2% cho cả nước, các hộ cận nghèo ít nhất phải giảm được 4%. Từ 2011 đến nay, về cơ bản, mục tiêu trên đã đạt được. Đến năm 2015, Nghị quyết 16 của Quốc hội đưa tỉ lệ nghèo xuống dưới 5%. Bộ LĐTB&XH dự đoán mục tiêu sẽ xuống dưới 5% năm 2015 là trong khả năng.

Thời gian vừa qua, mặc dù khó khăn về kinh tế nhưng Chính phủ vẫn đảm bảo chương trình mục tiêu quốc gia đủ nguồn lực theo kế hoạch đã định. Yêu cầu đặt ra là cần tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, cộng đồng, nhất là người nghèo, giúp họ tận dụng cơ hội từ các chính sách, phát huy sự chủ động của bản thân và gia đình để thoát nghèo.

Ông Đào Trọng Thi cho rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác giảm nghèo vẫn còn những khó khăn, thách thức. Cụ thể, mức sống giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo vẫn chưa có sự khác biệt đáng kể nên nguy cơ tái nghèo cao. Một số địa phương có tỉ lệ cận nghèo tăng mà chưa có giải pháp khắc phục. Bên cạnh đó, chênh lệch giàu nghèo có xu hướng gia tăng, số liệu công bố mới của Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê cho thấy hệ số chênh lệch này đã tăng từ 8,1 năm 2002 lên 9,4 năm 2012.

Chia sẻ về những chính sách giảm nghèo trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Trọng Đàm cho biết, trong giai đoạn 2016-2020 chương trình giảm nghèo vẫn được tiếp tục triển khai và được xác định là chương trình mục tiêu quốc gia trọng điểm cùng với chương trình nông thôn mới. Giảm nghèo là nhiệm vụ lâu dài, cần đạt được mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững.

Việc xác định “người nghèo” không chỉ dựa trên tiêu chí thu nhập mà còn phải dựa trên cơ sở của cái nghèo đa chiều. Đó là các vấn đề như chăm sóc sức khoẻ, tiếp cận giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường, nhu cầu thông tin. Đấy là những nhu cầu cơ bản nhất để xét các chiều nghèo đói của một hộ gia đình hay là một khu dân cư, một địa phương cụ thể từ đó thiết kế lại chính sách, đảm bảo chọn đúng đối tượng. Đặc biệt, cần thúc đẩy, khắc phục phục tình trạng dàn trải, không có trọng tâm, trọng điểm trong chính sách giảm nghèo.

Trong thời gian tới, việc điều tra, rà soát hộ nghèo cũng sẽ không tiến hành theo định kỳ hằng năm mà thực hiện điều tra vào các năm 2015, 2018 và 2020. Như vậy, việc thực hiện chính sách sẽ có điều kiện gắn với từng đối tượng, địa bàn và thời gian thụ hưởng tăng khiến người nghèo có thêm cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo.

Đặc biệt, nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng sẽ được nghiên cứu để tăng thêm. Bên cạnh đó, sẽ có sự điều chỉnh đối tượng, mức vay, lãi suất, thời hạn cho vay phù hợp gắn với chính sách khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhân rộng mô hình thoát nghèo gắn kết với cộng đồng dân cư trên địa bàn.

Theo chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.