Cảnh báo tác hại của hiện tượng axit hóa đại dương đối với nền kinh tế thế giới

Một báo cáo vừa được Liên hợp quốc công bố khẳng định rằng, nền kinh tế thế giới sẽ có thể thiệt hại tới 1.000 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn từ nay đến hết thế kỷ này nếu các biện pháp khẩn cấp không được áp dụng để ngăn chặn hiện tượng axit hóa các đại dương.



Các đại dương có khả năng hấp thụ đáng kể lượng khí CO2 phát thải ra môi trường.

 
Ông Salvatore Arico, quan chức phụ trách các vấn đề đa dạng sinh học của UNESCO tuyên bố cho biết: “Trong bối cảnh các hệ sinh thái không hoạt động một cách bình thường, chúng cung cấp ít chức năng cần thiết hơn và ít lợi ích hơn. Trong trường hợp của các rặng san hô, những hệ sinh thái này là rất cần thiết đối với các sinh kế ở nhiều nơi trên thế giới, song lại bị ảnh hưởng đáng kể".

Axit hóa đại dương bắt nguồn từ việc giảm độ pH của các đại dương trên thế giới, gây ra bởi sự gia tăng lượng khí thải CO2 do hoạt động của con người. Từ trước đến nay, các đại dương chính là tầng đệm cho sự biến đổi khí hậu nhờ khả năng hấp thụ hầu như gần 1/3 phát thải CO2 trên toàn thế giới. Các đại dương là bể hấp thụ carbon nhưng sự hấp thụ quá mức CO2 từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch của con người đã phải trả một giá đắt, đó là quá trình axit hóa ở các đại dương.

Báo cáo nhấn mạnh rằng, điều này sẽ xảy ra với mức độ chưa từng có, đe dọa đa dạng sinh học biển với những hậu quả tai hại đối với các loài khác, bao gồm cả con người./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Niềm tin vững chắc vào sức mạnh đoàn kết

Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2036. Cam kết đưa nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn, bằng sức mạnh đoàn kết và các kế hoạch phát triển, Tổng thống Putin được người dân Nga tin tưởng sẽ...

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.