Phiên chợ văn hóa vùng cao

Chợ phiên văn hóa vùng cao xã Hợp Thành, Tả Phời, thành phố Lào Cai đi vào hoạt động đã trở thành địa chỉ giao thương mang đậm văn hóa bản sắc của người dân vùng cao.

Nhộn nhịp phiên chợ vùng cao

Chợ phiên được đưa vào hoạt động gần 2 năm, mỗi tuần họp một lần vào ngày chủ nhật. Từ sáng sớm, bà con người Mông, người Dao ở các thôn vùng cao Phìn Hồ, Ú Sì Sung (xã Tả Phời), bà con người Xa Phó, người Giáy, người Tày (xã Hợp Thành) và nhân dân các phường phía Nam thành phố, du khách thập phương lại hòa mình vào các hoạt động nhộn nhịp bán, mua của phiên chợ văn hóa vùng cao.

Khác hẳn với không khí trầm lắng thời gian đầu, khi chợ văn hóa vùng cao mới đi vào hoạt động, do thiếu biện pháp quản lý, nên không khuyến khích được nhân dân đến kinh doanh. Đầu năm 2012, thành phố đã chỉ đạo 2 xã Tả Phời và Hợp Thành khảo sát lại, cấp đất trong khu vực chợ cho bà con nhân dân và một số tiểu thương trên địa bàn thành phố xây dựng nhà ở, mở cửa hàng dịch vụ buôn bán hàng nông sản, thực phẩm, đồng thời khuyến khích bà con nông dân mang hàng hóa nông sản ra chợ bán…Những giải pháp này đã nhanh chóng khôi phục lại hoạt động của chợ, thu hút ngày càng nhiều tiểu thương, bà con đến kinh doanh, tạo nên sự nhộn nhịp, đông vui tại các phiên chợ vùng cao.

Chị Vi Thị Phương, thôn Phời xã Tả Phời, TP Lào Cai cho biết: “Bà con ở đây phấn khởi lắm, có chợ gần rồi, không phải đi xa nữa. Ngày trước phải ra chợ thành phố mới mua được những đồ dùng cần thiết, nay hàng hóa đã đưa về đến chợ xã, mặt hàng đa dạng, phong phú, bà con đi mua sắm rất thuận tiện”.
 
Với diện tích trên 4.000 m2, xung quanh chợ là các ki- ốt kinh doanh giới thiệu mặt hàng nông sản, ẩm thực của người dân địa phương. Khu chợ chính có mái che, vừa để kinh doanh các mặt hàng ăn uống, văn phòng phẩm, đồng thời cũng là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu, biểu diễn các hoạt động văn hóa văn nghệ, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. Các tiết mục dân ca, dân vũ cũng phản ánh đời sống, phong tục tập quán, nét văn hóa đặc sắc của dân tộc vùng cao, thu hút ngày càng nhiều nhân dân và du khách đến thăm quan và mua sắm.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Vi Hồng Niêu, Phó chủ tịch UBND xã Tả Phời cho biết: “Chợ văn hoá vùng cao xã Tả Phời, Hợp Thành đi vào nền nếp, hoạt động khá nhộn nhịp, thu hút thêm các hộ dân đăng ký ki-ốt buôn bán, người dân không phải đi xa mua hàng hóa, tạo việc làm thu nhập cho nhiều lao động tại chỗ của địa phương. Và đây cũng là tiêu chí quan trọng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới mà 2 xã vùng cao của thành phố đã hoàn thành”.

Giờ đây, cuộc sống của người dân vùng cao thành phố ngày càng khởi sắc đi lên, sản phẩm nông sản, hàng hóa làm ra ngày càng phong phú. Những sản phẩm đặc sản truyền thống địa phương như mật ong rừng, rượu làng mới, Lê tai nung, chè làng Pèng cùng với sản phẩm dệt may thổ cẩm,... đang được ưa chuộng trên thị trường và trở thành thương hiệu của địa phương. Nơi đây đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho du lịch vùng cao của thành phố./.
Đỗ Dũng

Tin Liên Quan

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...