Nhịp xòe Na Hối đất Bắc Hà

Nếu chưa uống rượu ngô, chưa xem đua ngựa, chưa nghe nhịp xòe… chắc hẳn là vẫn chưa tới được đất Bắc Hà. Về "vùng cao nguyên trắng" ấy, những điệu xòe độc đáo của người Tày ở Na Hối (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) cứ réo rắt níu chân người ở lại.
 
Từ xưa đến nay, mỗi khi có hội, có lễ, người Tày Tà Chải - Na Hối (Bắc Hà) lại tổ chức xòe. Xòe để cây lúa thành bông, xòe để cây ngô thành bắp, xòe để trai gái thành đôi, xòe để quên đi những mệt nhọc của cuộc sống bộn bề hằng ngày. Mỗi khi âm thanh trầm bổng, nhịp trống nổi lên lại thôi thúc mọi người đến với vòng xòe. Trong tiếng trống, tiếng chiêng, mọi người xích lại gần nhau, quây quần bên nhau, vui tươi, đầm ấm.
 

Đến Tà Chải - Na Hối hỏi múa xòe có từ bao giờ chắc không ai có thể trả lời được, những người già nhất của Tà Chải - Na Hối cũng chỉ biết rằng khi họ lớn lên thì xòe đã có rồi. Ông Lâm Văn Lù, một nghệ nhân về múa xòe ở xã Tà Chải kể lại: Tương truyền từ xa xưa, lâu lắm rồi, mấy năm liền ở đây mùa màng đều thất bát. Cây lúa ra bông cứ lép trắng, còn cây ngô thì ra bắp không có hạt. Người Tày ở vùng Tà Chải - Na Hối đã cùng nhau góp một mâm cơm để cúng thần linh, cầu để mùa màng được bội thu... Và năm ấy, trời mưa thuận gió hòa, cây lúa trĩu bông, cây ngô chắc hạt. Để cám ơn trời đất, người dân mở hội ăn mừng, trong ngày hội tiếng trống và tiếng kèn pí lè vang lên rộn rã, không ai bảo ai cùng nắm tay nhau thành vòng tròn, nhảy múa và ca hát.

Cũng từ đó, nhịp xoè là hoạt động không thể thiếu trong ngày hội ở Tà Chải và Na Hối. Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, nam nữ đều hoà mình vào những điệu xoè truyền thống trong tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng kèn pí lè rộn rã.

Xoè có nhiều điệu, có xoè đập lúa (phạt khẩu), xoè chiêng (pa nhăm pa), xoè mò cá, xoè nón, xòe quạt... các điệu xoè đều mô phỏng theo hoạt động lao động sản xuất, tập quán sinh họat của đồng bào Tày nơi đây. Ví dụ, điệu xòe đập lúa dồn dập, náo nhiệt như thúc giục mọi người đi gặt lúa, gánh thóc về nhà, nhịp điệu khẩn trương hơn. Hay điệu xoè "đón xuân" của các chàng trai, cô gái, vòng xoè lúc này rộng ra và nhịp điệu gấp gáp hơn; từng đôi trai gái, tay trong tay, dắt nhau bước đi trong nhịp xoè rộn rã. Còn điệu xoè mò cá thì vòng xoè cứ đều đều xoay tròn khi chụm vào, khi tan ra như lời thủ thỉ của chàng trai, cô gái.

Trong các kiểu xòe thì điệu xòe vòng là thông dụng nhất. Một hoặc vài chục người thì một vòng xòe, hàng trăm người trở lên có thể chia ra nhiều vòng hay xếp vòng trong, vòng ngoài, tay trong tay, chân người nọ dịch bước theo chân người kia say sưa theo nhịp trống, chiêng lúc bổng, lúc trầm và có sức lôi cuốn mạnh. Trong phút thăng hoa của vũ điệu truyền thống, sự rụt rè, ngượng ngập thường ngày biến mất, mọi người tự nhiên nhún bước theo vòng xoè.

Nét đẹp trong các làn điệu xoè truyền thống đã trở thành nét văn hóa tiêu biểu, đặc trưng của người Tày Tà Chải - Na Hối (Bắc Hà). Các điệu xoè còn thể hiện sự gắn kết cộng đồng, thể hiện bản sắc dân tộc độc đáo. Vì vậy, xoè Bắc Hà là một trong những di sản văn hoá đang được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Khách quốc tế đến với Bắc Hà rất thích được tham gia, thưởng thức và tìm hiểu về nguồn gốc của vũ điệu này./.
(Theo tintucdulich.vn)

Tin Liên Quan

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...