Độc đáo Lễ nhảy lửa của người Dao đỏ Nậm Đét (Bắc Hà)

Sau khi được làm lễ, với đôi chân trần, những người đàn ông Dao đỏ tham gia nhảy lửa, trong phút thăng hoa xuất thần họ nhảy bật lên bằng cả hai chân và lao vào giữa đống lửa cháy rừng rực, đống than bừng sáng phủ trùm lên người. Nhưng điều kỳ lạ là chẳng có ai bị bỏng chân tay, cháy quần áo. Đó là Lễ nhảy lửa độc đáo của người Dao đỏ xã Nậm Đét (Bắc Hà) được tổ chức vào ngày 19/2 (tức 10 tháng Giêng).
 
Trong buổi lễ, một đống lửa lớn được đốt lên trên khoảng sân rộng và thầy mo bắt đầu làm lễ. Khoảng 60 phút đầu, thầy cúng thực hiện các bài nghi lễ gọi các thầy bậc trên về ủng hộ, nhập vào những người tham gia nhảy lửa.

Sau khi thầy cúng thực hiện các nghi lễ ban đầu thì cũng là lúc cơ thể của những người tham gia nhảy lửa bắt đầu rung lên bần bật. Thời điểm này báo hiệu họ sắp có sức mạnh, sắp có sự dũng cảm để nhảy vào than hồng đang ở độ rực nhất, nóng nhất. Họ bắt đầu bật lên, cúi người, nhảy lò cò và tiến ra gần đống lửa. Một nguồn năng lượng nào đó khiến người nhảy lửa bật lên bằng cả hai chân và lao vào giữa đống lửa cháy rừng rực.

Ông Triệu Kim Vảng, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Đét cho biết: Lễ nhảy lửa, tắm lửa của đồng bào dân tộc Dao đỏ gắn liền với yếu tố tâm linh, cầu phúc, cầu may đầu năm mới, xua đi những điều không may mắn, đón nhận sự ấm áp, an lành trong suốt cả năm. Đây là nét sinh hoạt văn hóa tinh thần hết sức phong phú và độc đáo của đồng bào Dao đỏ, vừa có ý nghĩa giáo dục lòng can đảm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách của con người, vừa chứa đựng niềm tin, hướng cộng đồng tới cái thiện và những việc làm tốt. Vì vậy, Lễ nhảy lửa của người Dao đỏ sẽ được duy trì và tổ chức vào tháng Giêng hằng năm.

Dưới đây là một số hình ảnh về Lễ nhảy lửa của người Dao đỏ Nậm Đét (Bắc Hà):

    Chuẩn bị lễ cúng.

  Đốt củi chuẩn bị.
Thầy mo cúng chuẩn bị cho nghi lễ.

      Khi than củi đã hồng.

 Các chàng trai múa vòng quanh đống lửa.

 Người đầu tiên đi vào đống lửa.

Những người khác cùng nhảy.

  Tất cả đều chân trần nhảy vào than hồng.


   Nhiều trò chơi khác cũng được tổ chức trong buổi lễ.

(Theo báo Lào Cai điện tử)

Tin Liên Quan

Nhiều cách làm hay trong giữ gìn, bảo tồn trang phục, lễ hội tại Lào Cai

Với 25 nhóm, ngành dân tộc cùng 41 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và 2 di sản đại diện nhân loại, Lào Cai là một trong những địa phương có truyền thống văn hóa độc đáo, giàu bản sắc, cũng như sở hữu nhiều di sản văn hóa hàng đầu cả nước.

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...