Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Việt Nam hơn 3,8 tỷ USD vốn ưu đãi

Chiều 17/7, trong cuộc họp báo tại Hà Nội, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim nêu rõ mục đích chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này nhằm củng cố, tăng cường mối quan hệ đối tác với Việt Nam.
 
Trong chuyến thăm, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim đã gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng để bàn về thành tựu giảm nghèo, việc thực hiện các mục tiêu phát triển và ký kết các văn kiện hợp tác liên quan.



Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim bày tỏ sự ngưỡng mộ  đối với những thành tựu của Việt Nam.

Bày tỏ vui mừng được trở lại sau 15 năm, chứng kiến những đổi thay nhiều mặt của Việt Nam, Chủ tịch Jim Yong Kim thông báo, Ngân hàng Thế giới sẽ dành cho Việt Nam nguồn tín dụng ưu đãi hơn 3,8 tỷ USD. Nguồn vốn này sẽ giúp Việt Nam tiếp tục đầu tư để cải thiện cuộc sống của người dân. Việt Nam hiện là nước nhận từ Ngân hàng Thế giới nguồn vốn ưu đãi lớn thứ hai trên thế giới.

Nhấn mạnh những thành tựu Việt Nam đạt được trong thời gian qua, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim cho biết: Việt Nam đã có nhiều chuyển biến từ một nền kinh tế nông nghiệp nghèo sang nền kinh tế có thu nhập trung bình, với mức tăng trưởng trung bình 6,4% mỗi năm. Tỷ lệ nghèo đã giảm từ 60% vào những năm 1990 xuống dưới 10% hiện nay. Cũng trong thời kỳ đó, thu nhập bình quân của 40% người dân Việt Nam có thu nhập thấp đã tăng 9%/năm. Hiện nay tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang chậm lại và kinh tế đang phát triển thấp hơn tiềm năng, do đó cần đẩy mạnh cải cách để tăng cường hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước và khu vực tài chính. Điều này cũng bao gồm thúc đẩy phát triển xanh và cải cách khu vực tư nhân để tăng việc làm, sáng tạo và nâng cao năng suất.

Chia sẻ về chương trình và lĩnh vực hợp tác trong thời gian tới, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim khẳng định, Ngân hàng Thế giới sẽ tập hợp các chuyên gia giỏi về tài chính, theo dõi giúp đỡ Việt Nam sử dụng hiệu quả đồng vốn; xây dựng chương trình đào tạo nghề hiệu quả; tăng cường năng lực hệ thống y tế; chống biến đổi khí hậu; tìm kiếm nguồn năng lượng tái tạo; góp phần sớm nâng mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam lên cao hơn./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...