Thị trường Việt Nam vẫn nhiều cơ hội và tiềm năng

Theo các nhà đầu tư nước ngoài, chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, các chính sách thu hút FDI, đặc biệt, môi trường chính trị ổn định, đang là một điểm mạnh để thu hút nguồn vốn FDI tại Việt Nam.
Diễn đàn Vietnam Business Insights.
Ảnh: VGP/Thanh Thủy
Tại Diễn đàn Vietnam Business Insights do Channel NewAsia tổ chức ngày 22/5 tại TPHCM, ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong quý I/2014 nền kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Đó là, tăng trưởng kinh tế đạt 4,96% (quý I/2013 là 4,76%); tốc độ tăng năng suất lao động so với cùng kỳ năm ngoái là 3,18%; xuất khẩu tăng cao hơn so với nhập khẩu (14,1% so với 12,4%).

Tuy nhiên, khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa, khu vực biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức trước mắt, trong đó có các tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành kinh tế trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, tại cuộc biểu tình tuần hành của công nhân phản đối hành động sai phạm, vi phạm lãnh thổ của chính quyền Trung Quốc trong ngày 13 và 14/5 tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đã có những hành động quá khích và vi phạm pháp luật như đập phá tài sản của một số phần tử xấu, vô hình trung làm ảnh hưởng hình ảnh Việt Nam trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.

Trước một việc ngoài mong muốn này, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng và đang hết sức khắc phục hậu quả và giữ niềm tin cho nhà đầu tư.

TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Trung ương, chuyên gia kinh tế, cho rằng Chính phủ đã có những động thái xử trí vấn đề rất tốt khi đưa ra những biện pháp trấn an người dân, không để tình hình bạo động tiếp tục diễn ra và có phương án thiết thực cho nhà đầu tư thông qua việc hỗ trợ khắc phục hậu quả, qua đó, đã củng cố niềm tin và sự vững tâm cho các nhà đầu tư.

Theo TS. Lê Đăng Doanh, khu vực DN FDI đã tạo việc làm cho xã hội, giúp xuất khẩu tăng trưởng và phát triển trình độ quản lý quản trị. Việc triển khai thực hiện chính sách cổ phần hóa các DN của Chính phủ trong thời gian tới sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, quá trình cổ phần hóa sẽ giúp DN Việt Nam nâng cao năng lực, mở rộng thị trường hoạt động.  

Tham dự và phát biểu tại Diễn đàn, bà Nicola Connoly, Chủ tịch Eurocham, chia sẻ trong mắt nhà đầu tư, thị trường Việt Nam vẫn nhiều cơ hội và tiềm năng. Chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đang tạo đà cho nền kinh tế phát triển; các chính sách thu hút FDI tạo nhiều thuận lợi về môi trường, quỹ đất, thuế cho các nhà đầu tư; đặc biệt, môi trường chính trị ổn định… đang là một điểm mạnh để thu hút nguồn vốn FDI tại Việt Nam.

Còn theo ông Warrick Antony Cleine, Chủ tịch kiêm CEO công ty KPMG Việt Nam và Campuchia, Việt Nam đang tham gia đàm phán các hiệp định thương mại tự do với các thị trường lớn như Mỹ, EU thông qua Hiệp định TPP và Việt Nam-EU, sẽ là tiền đề mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai. Đây cũng chính là điều kiện tốt để thu hút đầu tư của Việt Nam trong thời gian tới.

(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Hiệp ước Xanh: Hành trình nhiều gian nan

Việc thực hiện Hiệp ước Xanh ở châu Âu đang đối mặt nhiều khó khăn do lo ngại về tác động kinh tế và sự phản đối từ một số ngành. Tuy nhiên giới lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) khẳng định Hiệp ước Xanh vẫn là ưu tiên hàng đầu của khối và liên minh sẽ “linh hoạt trong cách thức thực hiện” hiệp...

Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh: Từ đoàn kết trong Đảng đến đồng thuận xã hội

“Tôi chỉ có một đảng, Đảng Việt Nam” - Đó là lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước Quốc hội, trước quốc dân, trước thế giới, tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá I (ngày 31/10/1946). Đó là sự khẳng định của Người sáng lập ra Đảng, xây dựng thiết chế Nhà nước và mở đường kiến thiết...

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XV

Sáng nay (20/5) Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.