Lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định sáp nhập Ban Chỉ đạo chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em và Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm thành Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 138/CP).

Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban. 3 Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo gồm: Bộ trưởng Bộ Công an (Phó Trưởng ban thường trực); Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách công tác Cảnh sát phòng, chống tội phạm.

Ủy viên là đại diện một số bộ, ngành gồm: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Phó Chánh Văn phòng TƯ Đảng; Thứ trưởng các Bộ: Quốc phòng; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Nội vụ; Tư pháp; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Công Thương; Giáo dục và Đào tạo; Ngoại giao; Khoa học và Công nghệ; Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm- Bộ Công an.

Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu mời đại diện lãnh đạo TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, TƯ Hội Nông dân Việt Nam, TƯ Hội Cựu chiến binh Việt Nam tham gia Ban chỉ đạo.

 

 

Ảnh minh họa (Nguồn: cand.com.vn)


Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, ngành, đoàn thể, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Quyết định số 282/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW; Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm và Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bên cạnh đó, xây dựng chiến lược, kế hoạch phòng chống tội phạm hình sự và hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm; giới thiệu, vận động, tiếp nhận, ký kết và tổ chức triển khai các dự án với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ trong công tác phòng chống tội phạm, phòng chống mua bán người.

Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm chỉ đạo phối hợp các cơ quan chức năng, các lực lượng đấu tranh với các băng nhóm tội phạm nguy hiểm, hoạt động trên nhiều địa bàn, các vụ án nghiêm trọng, phức tạp về an ninh, kinh tế, trật tự an toàn xã hội nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, chống tiêu cực, tham nhũng, bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm minh và thống nhất.

Đồng thời, Ban chỉ đạo cũng có trách nhiệm đề xuất với Chính phủ, Quốc hội xây dựng và hoàn thiện pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua bán người...

(theo Báo ĐCSVN)

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...