Việt Nam – Điểm đến hấp dẫn các doanh nghiệp Nhật Bản

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (FIA), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 157,7 triệu USD, chiếm 56,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong tháng 1/2013, Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu vốn FDI vào Việt Nam.

Ảnh minh họa

Đáng chú ý, trong tuần, Cơ quan Xúc tiến thương mại đầu tư Nhật Bản (Jetro) đã công bố kết quả “Điều tra về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu Đại Dương”. Kết quả cho thấy, 65,9 % doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư trong 1-2 năm tới.

Theo ông Hirokazu Yamaoka- Trưởng đại diện (Jetro) tại Hà Nội, điểm tích cực nhất của môi trường kinh doanh tại Việt Nam so với năm 2011 là cơ sở hạ tầng đã được cải thiện hơn, đặc biệt là hạ tầng điện. Tình trạng thiếu điện đã không còn gây bức xúc cho các doanh nghiệp (DN) như trước, đây là một thông tin tốt cho môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, tình trạng lạm phát cũng đã được cải thiện hơn rất nhiều, chất lượng lao động của Việt Nam cũng được đánh giá cao hơn. Chính phủ Việt Nam thời gian qua cũng đã có những chính sách cải thiện môi trường đầu tư thông qua cải cách hệ thống luật pháp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, bên cạnh những đánh giá tích cực thì môi trường kinh doanh tại Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại so với các nước trong khu vực châu Á- châu Đại Dương, làm giảm hiệu quả kinh doanh của DN Nhật Bản. Mặc dù vậy 65,9% DN Nhật Bản tại Việt Nam có ý định mở rộng sản xuất kinh doanh trong 1-2 năm tới. Con số này cao hơn rất nhiều so với mức 57,8% ở khu vực. Điều đó cho thấy, DN Nhật Bản vẫn tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản lại có những mối quan hệ tốt. Việt Nam cũng có những lợi thế về chính trị ổn định, lao động dồi dào, các DN Nhật Bản vẫn đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam và những lĩnh vực được DN Nhật Bản “nhắm” đến trong thời gian tới bao gồm: công nghệ thông tin, phần mềm; bán buôn, bán lẻ các sản phẩm; hóa học, y tế;… Tuy nhiên, để thu hút được các DN Nhật Bản các chuyên gia đến từ Jetro cho rằng Việt Nam cũng cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch hơn.

Như vậy, những thông tin từ báo cáo đưa ra cho thấy Việt Nam hoàn toàn có cơ hội đón làn sóng đầu tư thứ 3 từ Nhật Bản, ông Hirokazu Yamaoka nhấn mạnh.

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...