Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt – Trung

Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 805/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt - Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Với quan điểm phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt – Trung với cơ cấu hợp lý, tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả trên cơ sở phát huy những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên và hệ thống cửa khẩu để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Gắn phát triển với bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, đảm bảo quốc phòng, an ninh, khu vực phòng thủ và bảo vệ môi trường.

Định hướng phát triển

Theo đó, về định hướng phát triển ngành công nghiệp tại tuyến biên giới Việt - Trung sẽ tập trung đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng như: công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thủy điện… Đồng thời, tăng cường mối liên kết vùng nhằm phát triển một số dự án quy mô lớn trong lĩnh vực chế biến khoáng sản, chế biến lâm sản và cơ khí chế tạo. Phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và từng bước khôi phục lại một số làng nghề góp phần vào sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu tại chỗ, giải quyết việc làm và phục vụ du lịch.

Cụ thể sẽ đầu tư các dự án chế biến lâm sản, nông sản để khai thác lợi thế về nguồn nguyên liệu từ chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản. Trong đó, tập trung vào một số lĩnh vực như chế biến chè, chế biến lâm sản (gỗ, quế, hồi, nhựa thông).

Bên cạnh đó, đầu tư chuyển đổi công nghệ của một số cơ sở sản xuất xi măng, đá xây dựng và gạch. Đồng bộ hóa, hiện đại hóa mạng lưới truyền tải, phân phối đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn, hiệu quả, ưu tiên các phụ tải sản xuất, quốc phòng, an ninh; phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản tất cả các hộ dân được sử dụng điện.

Về định hướng phát triển ngành thương mại sẽ tập trung phát triển các loại hình thương mại hiện đại tại các khu vực đô thị kết hợp với các loại hình thương mại truyền thống (chợ, đại lý bán buôn, bán lẻ, cửa hàng bán lẻ…), mạng lưới kinh doanh xăng dầu; gắn phát triển hoạt động thương mại biên giới với phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa của các tỉnh biên giới.

Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu,  hạ tầng thương mại phục vụ cho xuất nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt chú trọng phát triển hệ thống logistics và hệ thống kho bãi phục vụ cho các hoạt động thương mại biên giới và cung cấp nguyên liệu cho sản xuất hàng hóa…

Trong đó, phát triển các hình thức bán lẻ mới như trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên doanh và siêu thị dạng kho hàng trong đó chủ yếu là loại hình kinh doanh tổng hợp. Xây dựng và nâng cấp các khu thương mại tại trung tâm các huyện, trong đó tập trung đầu tư phát triển nhanh ở các khu thương mại tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu Móng Cái, cửa khẩu Lào Cai…

Tiếp tục xây dựng và nâng cấp mở rộng hệ thống chợ đường biên tại các lối mở phục vụ nhu cầu mua sắm, trao đổi hàng hóa của cư dân sinh sống ở khu vực biên giới, kết hợp xây dựng mới một số chợ cửa khẩu.

Giải pháp thực hiện

Để thực hiện quy hoạch trên, Bộ Công Thương đã đề ra các giải pháp như: Tiếp tục triển khai các hoạt động liên quan đến thành lập các Khu hợp tác kinh tế qua biên giới để thuận tiện cho việc xuất, nhập khẩu hàng hóa. Phối hợp ban hành cơ chế chính sách quản lý thống nhất, có sự phối hợp giám sát giữa hai bên nhằm phát huy tối đa lợi thế của mỗi bên và đảm bảo hài hòa lợi ích chung. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi phù hợp tạo điều kiện cho các nhà đầu tư. Đẩy mạnh các hoạt động thương mại biên giới tại các khu kinh tế cửa khẩu, khu vực chợ biên giới cũng như trong khuôn khổ hợp tác kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

Mục tiêu phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt - Trung: Tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011 – 2020 đạt khoảng 16,5 – 17,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2011 – 2020 đạt khoảng 19,5-20,5%/năm./.
Thu Hường

Tin Liên Quan

Không chủ quan với lạm phát

Bình quân 4 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nước ta tăng 3,93% so với cùng kỳ năm 2023; lạm phát cơ bản tăng 2,81%, thấp hơn mức CPI bình quân chung. Những con số này cho thấy diễn biến lạm phát vẫn cơ bản ổn định và trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, tại thời điểm này, nhiều dự báo cũng cho thấy, giá...

Hãy cùng nhau kề vai, sát cánh, tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

Cổng Thông tin điện tử trân trọng giới thiệu Diễn văn do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ngay sau lễ mít tinh là chương trình diễu binh, diễu...

Chiến dịch Điện Biên Phủ được tái hiện sống động bằng công nghệ 3D Mapping

Người dân Thủ đô Hà Nội có cơ hội ôn lại lịch sử, sống lại những khoảnh khắc hào hùng của chiến dịch Điện Biên Phủ với việc bức tranh “Chiến dịch Điện Biên Phủ” được trình chiếu bằng công nghệ 3D Mapping, với âm thanh và lời thuyết minh sống động.

Sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)”

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), ngày 5/5/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem ngay tại Điện Biên Phủ.

4 nhóm chỉ tiêu phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 (Chiến lược AI ứng dụng)

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Kế hoạch hành động năm 2024 triển khai chiến lược phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.