Khai mạc Olympic Sochi 2014

Đại hội Thể thao Olympic mùa Đông Sochi 2014 đã chính thức bắt đầu bằng một lễ khai mạc rực rỡ vào lúc 20h14 tối 7/2 (giờ Moscow) trên sân vận động “Fisht” ở thành phố Sochi, Liên bang Nga.
 


5 bông tuyết trước khi biến thành vòng tròn Olympic.

Khoảng 40.000 khán giả tại Sochi và hơn 3 tỷ người xem truyền hình trên khắp hành tinh đã lần lượt được chứng kiến các màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc, lần đầu tiên được công diễn.

Tham dự Lễ khai mạc Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, hơn 40 nguyên thủ quốc gia và gần 60 nhà lãnh đạo các nước trên thế giới trong đó có Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych.
 

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Chủ tịch IOC Thomas Bach
và Tổng thống Nga Vladimir Putin trên lễ đài.



Chủ đề của lễ khai mạc là “Giấc mơ nước Nga” với nhân vật chính là một bé gái mang tên
Lyubov (tình yêu) dẫn dắt khán giả đi qua hàng nghìn năm lịch sử phát triển của dân tộc Nga.

Đêm khai mạc Olympic Sochi 2014 đã đưa khán giả "du lịch" khắp mọi miền nước Nga, giúp thế giới hiểu hơn về đất nước và con người Nga. Các tiết mục tại đêm khai mạc Sochi 2014 cũng kể với bạn bè thế giới về những thành tựu của Nga, những đột phá phát minh khoa học, những công trình nghệ thuật tuyệt vời và một nền văn hóa Nga đặc sắc.
 

 
Quốc kỳ Nga được kéo lên bởi 5 phi hành gia nổi tiếng của Nga. Trong khi đó quốc ca
được hátbởi dàn hợp xướng gồm 27 thành viên. Ngoài ra còn 400 vận động viên
tham gia vào màn ghép hình quốc kỳ Nga dưới mặt sân.

 
Theo truyền thống, đoàn thể thao Hy Lạp - quê hương của thế vận hội thể thao là đoàn đầu tiên được diễu qua lễ đài trước sự chào đón của hàng chục nghìn khán giả. Tiếp đó, lần lượt 87 đoàn thể thao, trong đó có 7 đoàn lần đầu tiên tham dự Olympic Mùa Đông đã diễu qua lễ đài. Đây là một kỷ lục mới so với 82 đoàn thể thao tham gia Olympic lần thứ XXI tại Vancouver (Canada) trong năm 2010.
 

Đoàn vận động viên Mỹ.



Đoàn vận động viên Đức.



Đoàn thể thao nước chủ nhà Nga là đoàn đi cuối cùng trong lễ diễu hành.

Sau cuộc diễu hành của các vận động viên là những màn trình diễn hoành tráng nhưng hết sức tinh tế về lịch sử, đất nước, văn hóa, con người Nga.
 
Những dấu mốc trong lịch sử chính trị, văn hóa Nga được nhấn mạnh từ hình ảnh nhà thờ St Basil ở Moscow, tượng Kỵ sỹ Đồng ở Saint Petersburg, vũ hội phù hoa trong kiệt tác “Chiến tranh và Hòa bình” của văn hào Lev Tolstoy, không gian rắn rỏi mà hào hùng của thời đại Xô Viết mở màn bằng Cách mạng tháng Mười Nga đến cuộc tái thiết đất nước những năm 50 thế kỷ trước. Tham gia các màn diễn quần chúng trong lễ khai mạc là hơn 3.000 nghệ sĩ bao gồm vũ công, nghệ sỹ ba lê, nghệ sỹ nhào lộn và xiếc.


Một màn trình diễn nghệ thuật. (Ảnh: Reuters)

Sau diễn văn của Chủ tịch Ủy ban Olympic Nga và Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế, đúng 22g20 (giờ Moscow), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố khai mạc Olympic mùa Đông Sochi 2014. Tiếp đó, ngọn đuốc Olympic đã được các vận động viên trang trọng rước vào sân vận động, thắp lên ngọn lửa Olympic, đánh dấu sự khởi tranh của 17 ngày thi đấu liên tục.
 

Huyền thoại Hockey Vladislav Tretiak và vận động viên từng 3 lần đoạt Huy Chương Vàng Olympic
Irina Rodnina châm ngọn lửa Olympic. (Ảnh: Ria Novosti)

 


Từ ngôi đền cổ Olympia ở Hy Lạp, ngọn lửa thiêng đã đi qua quãng đường kỷ lục 64.000 km
trước khi đến Sochi. Ngoài 83 thành phố trên khắp lãnh thổ Liên bang Nga, ngọn đuốc này
còn đượcđưa đến nhiều nơi kỳ thú như Bắc Cực, hồ Baikal, Siberi và cả ra ngoài không gian
với thông điệp đầy ý nghĩa: Đem thể thao đến mọi nơi trên thế giới. (Ảnh: Reuters)



Ba linh vật của Olympic Sochi 2014 gồm một chú thỏ, một chú gấu bắc cực và một chú báo.
(Ảnh: Ria Novosti)

Trong vòng 17 ngày (từ 7 - 23/2), Olympic Sochi 2014 sẽ diễn ra với 15 môn thi đấu. Góp mặt tại sự kiện thể thao mùa Đông lớn nhất thế giới này có khoảng 4.350 vận động viên của 87 đoàn thể thao, trong đó có 7 đoàn lần đầu tham dự. Ngoài ra, Sochi sẽ tiếp đón thêm khoảng 13 nghìn phóng viên và 120 nghìn du khách trong thời gian diễn ra sự kiện./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.