Nô nức hội Gầu Tào trên cao nguyên Si Ma Cai, Bắc Hà

Ngày 2/2 (mùng 3 Tết Giáp Ngọ), bà con dân tộc Mông ở xã Cán Cấu (Si Ma Cai); xã Thải Giàng Phố (Bắc Hà) tưng bừng mở hội Gầu Tào.
 
Xã Cán Cấu tổ chức lễ hội Gầu Tào mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Giáp Ngọ 2014

Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày (từ ngày 3 đến 5 Tết Giáp Ngọ 2014) với phần lễ và hội. Phần lễ được gia đình nhà ông Ly A Tỏa, thôn Cán Chư Sử dựng cây nêu trên một quả đồi cao để cầu phúc cho gia đình trong 1 năm mới sống mạnh khỏe hạnh phúc, gặp nhiều may mắn. Để chọn cây nêu, gia đình phải chọn ngày lành tháng tốt, lên rừng tìm cây mai (để làm cây nêu). Cây phải cao và đẹp, trước khi chặt phải đi vòng quanh hát để xin làm cây nêu dựng trong lễ hội, khi chặt không được để cây chạm đất; trong quá trình dựng cây, gia đình phải đi 3 vòng xuôi và 3 vòng ngược quanh cây, hát xin phép được dựng cây nêu. Đồng thời, trong quá trình làm lễ có nhiều người cùng hát quanh cây nêu để cầu mong cho gia đình mình trong một năm mới không bị ốm đau, có cuộc sống vui vẻ hạnh phúc.
 
Phần hội có các tiết mục văn nghệ ca ngợi quê hương vùng cao và các trò chơi như: Hái lộc đầu xuân, bóng đá, đẩy gậy, là các môn thể thao đã gắn bó với người dân vùng cao từ lâu đời. Lễ hội đã thu hút hàng nghìn người dân trong và ngoài huyện, khách du lịch nước ngoài đến tham quan.

Đây là lễ hội phản ánh các hoạt động văn hóa tinh thần, phong tục tập quán tốt đẹp có từ lâu đời mang đậm đà bản sắc của dân tộc Mông. Qua đó mở rộng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó với dân tộc khác trong và ngoài huyện, tạo nên nét văn hóa đa dạng phong phú. Lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc này góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn vùng cao Si Ma Cai.

Bà con dân tộc Mông ở xã Thải Giàng Phố (Bắc Hà) phấn khởi, tưng bừng mở hội Gầu Tào

Ngay từ sáng sớm, trên tuyến đường dẫn vào nơi tổ chức lễ hội đã đông nghịt người, từ các thanh niên nam nữ cho tới người cao tuổi, ai ai cũng mặc quần áo đẹp rủ nhau đi hội. Không chỉ người dân trong xã Thải Giàng Phố, mà người dân ở các xã khác trên địa bàn huyện Bắc Hà và du khách ở nhiều nơi cũng đến tham quan ngày hội.
 

Làm lễ cầu mưa thuận gió hòa, năm mới an lành, may mắn.

Gầu Tào là lễ hội lớn, tiêu biểu của người Mông với mục đích cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ, ban cho gia đình sức khỏe, thịnh vượng, cầu phúc, cầu lộc; ban cho những người dân một năm mới mùa màng bội thu, chăn nuôi thuận lợi. Đây cũng là dịp để người dân bản làng tụ họp mừng năm mới, sau đó sẽ bắt tay vào lao động sản xuất.
 

 
Lễ hội thu hút rất đông bà con trong khu vực.

Hội Gầu Tào của người Mông ở xã Thải Giàng Phố Bắc Hà sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 2/2 - 5/2, với nhiều hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian phong phú. Trong đó có thi múa “Xinh tiền”, múa Khèn và hát giao duyên dân ca Mông của các đôi nam nữ trong ngày hội.
 

Trổ tài múa khèn.



Múa “Xinh tiền”.



Trò chơi dân gian “bịt mắt bắt ngan”.



Chị em phụ nữ trong trang phục truyền thống rực rỡ thổ cẩm.



Du khách nước ngoài say mê với vẻ đẹp văn hóa của ngày hội.
(Theo baolaocai.vn)

Tin Liên Quan

Nhiều cách làm hay trong giữ gìn, bảo tồn trang phục, lễ hội tại Lào Cai

Với 25 nhóm, ngành dân tộc cùng 41 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và 2 di sản đại diện nhân loại, Lào Cai là một trong những địa phương có truyền thống văn hóa độc đáo, giàu bản sắc, cũng như sở hữu nhiều di sản văn hóa hàng đầu cả nước.

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...