EU tài trợ dự án cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam

Việt Nam hiện cung cấp trên 90% sản lượng cá tra xuất khẩu trên thế giới. Tuy nhiên, nghề nuôi cá tra tại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế ảnh hưởng đến uy tín mặt hàng cá tra trên thị trường thế giới.
Caption

Chế biến cá tra

 
Việt Nam hiện cung cấp trên 90% sản lượng cá tra xuất khẩu trên thế giới. Có hàng trăm nghìn người Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long sống nhờ vào nghề nuôi, chế biến cá tra xuất khẩu. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu cá tra mang lại cho Việt Nam 1,8 tỷ USD.
 
Tuy nhiên, nghề nuôi cá tra tại Việt Nam vẫn còn một số tồn tại như người nuôi chưa xử lý dư lượng thức ăn, thuốc, hóa chất gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Cùng với đó, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra vẫn còn cạnh tranh nhau về giá sản phẩm nhiều hơn cạnh tranh về chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, làm ảnh hưởng đến uy tín mặt hàng cá tra trên thị trường thế giới.
 
Tại hội thảo với chủ đề “Định hướng sản xuất cá tra bền vững tại Việt Nam”, tổ chức ngày 20/1 tại Cần Thơ, tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết: Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020, sẽ trở thành nước sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra đạt chuẩn bền vững, thân thiện với môi trường, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội.
 
Với sự hỗ trợ của dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) do EU tài trợ, Việt Nam sẽ thiết lập mô hình trang trại mẫu và trung tâm đào tạo; nâng cao nhận thức cho khách hàng tiềm năng; xây dựng năng lực cho các chuyên gia trong nước theo luật pháp quốc tế liên quan đến thị trường thủy sản nói chung và cá tra nói riêng...
 
Để hoàn thành mục tiêu trên, dự án SUPA sẽ hỗ trợ hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp trong toàn chuỗi sản xuất cá tra; hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm phụ và các công nghệ hiện đại; hỗ trợ thiết lập các liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ nhằm tăng khả năng đàm phán của họ; hỗ trợ nâng cao khung chính sách để thúc đẩy sản xuất cá tra bền vững; hỗ trợ vận hành diễn đàn điện tử để trao đổi thông tin giữa nhóm mua và bán; hỗ trợ thực hiện minh bạch hóa việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
 
Dự án SUPA thuộc chương trình SWICH-Asia do EU tài trợ,  được thực hiện tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 4/2013, dự kiến kéo dài 48 tháng, nhằm mục tiêu đến cuối thời gian thực hiện dự án, có ít nhất 70% doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra (quy mô trung bình, lớn) và 30% các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, các doanh nghiệp nhỏ tham gia chương trình “sản xuất sạch hơn.” Ít nhất 50% doanh nghiệp mục tiêu sẽ cung cấp sản phẩm đạt chuẩn bền vững, phù hợp với tiêu chuẩn ASC của thị trường châu Âu và thị trường khác./.
(theo vietnam.vn)

Tin Liên Quan

Đổi mới để tạo đột phá trong xúc tiến, quảng bá du lịch

Để định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á như mục tiêu Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra, chắc chắn không thể thiếu vai trò của xúc tiến, quảng bá du lịch.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!