COP28 thảo luận nỗ lực hành động vì khí hậu

Các đại biểu gồm lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế cùng giới khoa học, đại diện doanh nghiệp từ khắp nơi tới Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) tham dự Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) bắt đầu từ hôm nay (ngày 30/11).

UAE chủ trì hội nghị chuẩn bị cho COP28.

Diễn ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, trong khi nỗ lực của thế giới chưa đủ để ngăn chặn tác động tồi tệ của tình trạng nóng lên toàn cầu, hội nghị tiến hành đánh giá những nỗ lực cắt giảm phát thải khí nhà kính trên toàn cầu và thúc đẩy hành động vì khí hậu. Theo UAE, hội nghị cần đưa ra khuyến nghị, biện pháp cụ thể, nhất là về tài trợ hành động khí hậu.

Trước thềm hội nghị, nhóm cố vấn của COP28 công bố báo cáo cho rằng việc tăng thuế đối với các hoạt động gây ô nhiễm và cắt giảm trợ cấp nhiên liệu hóa thạch có thể cung cấp hàng nghìn tỷ USD giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Trong đó, nhóm chuyên gia khuyến nghị đánh thuế thải carbon cao hơn, gồm cả thuế phát thải từ lĩnh vực hàng hải và hàng không. Theo báo cáo, với khoảng 1.300 tỷ USD, các khoản đầu tư vào nền kinh tế nhiên liệu hóa thạch hiện vượt xa đầu tư cho nền kinh tế sạch. Báo cáo cũng nêu bật nhu cầu cấp thiết về các nguồn tài trợ mới cho hành động khí hậu.

Ngày 29/11, một nhóm chuyên gia kinh tế của Liên hợp quốc cũng cảnh báo về tình trạng thiếu đầu tư để ứng phó biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển đang ảnh hưởng đến nỗ lực giảm bớt tình trạng nóng lên toàn cầu. Theo các chuyên gia, đầu tư vào khí hậu ở các nền kinh tế mới nổi đình trệ, có nguy cơ làm chệch hướng mục tiêu của Thỏa thuận Paris giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2oC.

Trong khi đó, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố dữ liệu đáng báo động, cho thấy nguy cơ lũ lụt ven biển gia tăng đáng kể. Cụ thể, trong khoảng 20 năm gần đây, mực nước biển dâng làm tăng nguy cơ lũ lụt cho 14 triệu người ở các vùng ven biển. Châu Phi và các khu vực Mỹ Latin, Đông Nam Á đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng về tình trạng ngập lụt thường xuyên, nhất là các vùng trũng thấp ở các quốc đảo.

Tổ chức Save the Children cho biết, những hiện tượng thời tiết cực đoan năm 2022 đã đẩy hơn 27 triệu trẻ em tại các quốc gia dễ bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu vào nạn đói, tăng 135% so với năm 2021. Tổ chức này kêu gọi COP28 nhấn mạnh trẻ em là “những tác nhân chính của sự thay đổi” trong các nỗ lực chống biến đổi khí hậu, đồng thời giải quyết các nguyên nhân gây mất an ninh lương thực, như xung đột và hệ thống y tế yếu kém.

COP28 thảo luận nỗ lực hành động vì khí hậu (nhandan.vn)

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng hòa bình toàn thế giới

Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, lãnh đạo các Đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản trên thế giới, các Đảng đối tác, các tổ chức quốc tế đã gửi các điện/thư chia buồn đến Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng...

Bảo vệ giới trẻ trước tác hại của thuốc lá

Thế giới có khoảng 37 triệu trẻ em, từ 13 đến 15 tuổi, hút thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các chính phủ nhanh chóng hành động để bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước.

2024 đang trên đà trở thành năm nóng nhất trong lịch sử

Với việc nhiệt độ trung bình thế giới tháng 6 vừa qua đã phá kỷ lục cao nhất mọi thời đại, các nhà khí tượng học cho rằng, năm 2024 sẽ có thể trở thành năm nóng nhất lịch sử thế giới.

Thu hẹp khoảng cách tiếp cận vaccine

Tăng cường khả năng châu Phi tự sản xuất vaccine là chủ đề được tập trung thảo luận tại Diễn đàn toàn cầu về chủ quyền vaccine và đổi mới, vừa diễn ra ở Paris (Pháp). Để bảo đảm tiếp cận công bằng vaccine, ngoài việc các nước giàu chia sẻ vaccine, các hãng dược thực hiện đầy đủ cam kết phân...

Cộng đồng quốc tế chia sẻ trách nhiệm hỗ trợ người tị nạn

Gần 120 triệu người trên thế giới phải rời bỏ mái ấm để trốn chạy khỏi các cuộc xung đột, bạo lực... Con số nhức nhối này là hồi chuông cảnh báo và cũng thúc giục cộng đồng quốc tế dang rộng vòng tay đón nhận và hỗ trợ người tị nạn, để tránh những thảm kịch tồi tệ.

Xu hướng tích cực trên thị trường năng lượng

Báo cáo Đầu tư Năng lượng thế giới hằng năm của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy, đầu tư toàn cầu vào công nghệ và cơ sở hạ tầng năng lượng sạch dự kiến đạt 2.000 tỷ USD trong năm nay, gấp đôi mức dành cho nhiên liệu hóa thạch. Sự gia tăng chi tiêu cho năng lượng sạch là nhờ kinh tế phát triển...