Nghị định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 01/2014/NĐ-CP quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.
Nghị định quy định việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các tổ chức tín dụng Việt Nam bằng 3 hình thức: mua cổ phần của cổ đông trong tổ chức tín dụng cổ phần; mua cổ phần trong trường hợp tổ chức tín dụng cổ phần bán cổ phần để tăng vốn điều lệ hoặc bán cổ phiếu quỹ và mua cổ phần trong trường hợp tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần.

Tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định như sau: một cá nhân nước ngoài không được vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam; một tổ chức nước ngoài không được vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng tại Việt Nam (trừ trường hợp tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam). Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam; tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém, bảo đảm hệ thống tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài hoặc một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài (nhưng không vượt quá 30% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng Việt Nam).

Theo đó, một tổ chức nước ngoài muốn mua cổ phần sở hữu từ 10% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng Việt Nam trở lên phải đảm bảo các điều kiện như được các tổ chức quốc tế có uy tín xếp hạng tín nhiệm từ mức ổn định hoặc tương đương trở lên; có đủ nguồn tài chính để mua cổ phần và nguồn vốn mua cổ phần hợp pháp theo quy định của pháp luật; việc mua cổ phần không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam; không vi phạm nghiêm trọng pháp luật về tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán và thị trường chứng khoán của nước nơi nhà đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính và Việt Nam trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ mua cổ phần; có tổng tài sản tối thiếu tương đương 10 tỷ đô la Mỹ.

Ngoài ra,  Nghị định còn quy định điều kiện đối với tổ chức nước ngoài mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài; các quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài; điều kiện đối với tổ chức tín dụng Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng Việt Nam trong hoạt động mua cổ phần tín dụng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài…

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/02/2014 và thay thế Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam./.
Hạnh Nguyên

Tin Liên Quan

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.