Quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh

Chính phủ vừa mới ban hành Nghị định số 219/2013/NĐ-CP về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
Nghị định quy định rõ doanh nghiệp thực hiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (bên đi vay) bao gồm: doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp; Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; Hợp tác xã, liên minh hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã.

Theo đó, hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh quản lý theo nguyên tắc Chính phủ quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả trong khuôn khổ quản lý nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm an toàn trong giới hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và cân đối vĩ mô của nền kinh tế.

Bên đi vay khi thực hiện vay, trả nợ nước ngoài phải tuân thủ các điều kiện vay, trả nợ nước ngoài; phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký và thực hiện hợp đồng vay nước ngoài; thực hiện đăng ký khoản vay, mở và sử dụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký khoản vay trong hạn mức vay thương mại nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm).

Chính sách quản lý vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả phải phối hợp với chính sách quản lý tín dụng trong nước nhằm đảm bảo mục tiêu của chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ. Trong trường hợp cần thiết, để đảm bảo an ninh tài chính tiền tệ quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp phù hợp để quản lý vay, trả nợ  nước ngoài tự vay, tự trả.

Các khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả dưới hình thức nhập hàng trả chậm phải phù hợp với chính sách quản lý ngoại hối, chính sách thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả theo quy định. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải  phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện rà soát nhu cầu vay nước ngoài của các bên đi vay để dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả năm kế hoạch. Đồng thời, thực hiện theo dõi tổng mức ký vay mới, mức rút vốn và trả nợ của các khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả.

 Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2014./.
Chí Nam

Tin Liên Quan

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.