Phân bổ hiệu quả nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 18/12, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo quốc tế: “Tăng cường giám sát và lành mạnh hóa hệ thống tài chính”.
 


Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: VGP)

Hội thảo lần này diễn ra trong bối cảnh sau hơn 2 năm nước ta tiến hành tái cơ cấu thị trường tài chính mà trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, nhằm tăng cường việc giám sát và góp phần làm cho hệ thống tài chính lành mạnh, minh bạch.

Trong lĩnh vực này, hơn 2 năm qua, Việt Nam không chỉ khắc phục hậu quả của nợ xấu, nâng cao tính thanh khoản… mà còn tạo được những thay đổi căn bản về thể chế, cấu trúc thị trường và tư duy chính sách để tạo dựng nền tảng tài chính vững mạnh, đảm đương được vai trò phân bổ nguồn lực xã hội hiệu quả, đồng thời đảm bảo ổn định tài chính để phát triển bền vững.

Thực tế sau 2 năm thực hiện tái cấu trúc thị trường tài chính để ứng phó với khủng hoảng kinh tế thế giới và những khó khăn trong nước, hoạt động tín dụng ngân hàng của Việt Nam từng bước ổn định, an toàn, thanh khoản được cải thiện. Các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém được cơ cấu lại và kiểm soát chặt chẽ, nguy cơ đổ vỡ được đẩy lùi, thị trường chứng khoán từng bước hồi phục và đã trở thành 1 trong 10 thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới năm 2013.

Bên cạnh đó, công tác quản trị và giám sát thị trường tài chính được tăng cường, giúp duy trì ổn định vĩ mô, cải thiện nguồn lực tài chính quốc gia, tạo điều kiện cần thiết cho tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu.

Chủ trương của Nhà nước là phát triển đồng bộ và vững chắc thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Nguồn vốn cần được phân bổ vào những lĩnh vực hoạt động hiệu quả, nhất là khu vực sản xuất, kinh tế “xanh” theo sự dẫn dắt của những tín hiệu tốt trên thị trường, không bị biến dạng do các quyết định hành chính.

Kinh nghiệm của thế giới và cả từ kiểm nghiệm của Việt Nam trong những năm qua cho thấy để phân bổ nguồn vốn hiệu quả thì khâu đột phá là giải quyết mối quan hệ Nhà nước và thị trường. Cho dù sự phân bổ thuộc về Nhà nước thì cũng phải tôn trọng khách quan các nguyên tắc của thị trường. Nhà nước cần tăng cường quản lý thị trường vốn, đảm bảo thị trường này vận hành thống suốt, công khai và hiệu quả. 



Hội thảo quốc tế "Tăng cường giám sát và lành mạnh hóa hệ thống tài chính". (Ảnh: VGP) 

Ghi nhận những kết quả thực hiện tái cấu trúc thị trường tài chính trong những năm qua nhưng Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng vẫn còn nhiều việc phải làm để có hệ thống tài chính thật sự lành mạnh. Cụ thể, các quy định mới để đảm bảo an toàn hệ thống vẫn còn khoảng cách với chuẩn mực của quốc tế; gia tăng nợ xấu được kiểm soát nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn cao; tình trạng sở hữu chéo ở các khu vực ngân hàng, doanh nghiệp, chứng khoán đã làm “lệch lạc” dòng chảy tiền tệ trong nền kinh tế hay nói cách khác là việc phân bổ nguồn lực chưa hiệu quả…

Do đó, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị các cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan giám sát tài chính nâng cao trách nhiệm trong nhận định rõ rủi ro, xử lý các vấn đề phát sinh để lành mạnh hóa hệ thống tài chính. Cùng với đó, việc xây dựng mô hình giám sát tài chính hiệu quả cần tiếp tục được thực hiện cả trước mắt và lâu dài để có thể khuyến cáo kịp thời việc tránh những rủi ro tài chính./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.