Nhiều ngân hàng đồng thuận giảm lãi vay

Ngày 25/5, sau khi đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất huy động trên biểu niêm yết, nhiều lãnh đạo ngân hàng cũng lên tiếng cho biết sẽ điều chỉnh giảm tiếp lãi vay.

Lãi vay giảm, ngân hàng kỳ vọng tín dụng tăng trưởng.

Theo Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Lê Quang Vinh, khi mặt bằng lãi suất huy động được giảm đồng đều thì lãi suất cho vay cũng sẽ giảm tương ứng.

“Vietcombank cũng đang theo sát và sẽ khẩn trương triển khai đợt giảm lãi suất để bảo đảm đáp ứng đúng nhu cầu của nền kinh tế, của người dân, cũng như là hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển chung”, ông Vinh khẳng định.

Là ngân hàng thương mại nhà nước lớn, Vietcombank luôn chủ động trong việc giảm lãi suất cho khách hàng, cho doanh nghiệp và người dân. Từ đầu năm đến nay, Vietcombank đã 2 lần giảm lãi suất rất lớn.

Đợt 1 là từ 1/1-30/4, Vietcombank giảm đồng loạt 0,5% trên số lượng khách hàng được giảm lãi suất là 130.000 khách hàng, với số tiền lãi suất được giảm tương đương 800.000 tỷ đồng.

Ngay sau khi đợt 1 kết thúc, ngân hàng đã triển khai tiếp đợt 2, từ 1/5-31/7 với số lượng khách hàng được giảm lãi suất khoảng 110.000 khách hàng, quy mô dư nợ được hạ lãi suất là khoảng 700.000 tỷ đồng.

“Vietcombank cũng hy vọng sự hỗ trợ, góp phần của Vietcombank trong việc giảm lãi suất đó sẽ giúp cho doanh nghiệp cũng như người dân có thể vượt qua giai đoạn thách thức hiện nay, đồng thời cùng với Ngân hàng Nhà nước và Chính Phủ thực hiện ổn định và phát triển kinh tế vĩ mô. Việc giảm lãi suất là sự đồng thuận, đồng lòng của các ngân hàng cũng như là mong muốn, nguyện vọng của đông đảo người dân cũng như doanh nghiệp,” ông Vinh cho biết thêm.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) từ đầu năm đến nay cũng đã liên tục đưa ra các gói lãi suất ưu đãi cho khách hàng, giảm lãi suất cho nhóm khách hàng khó khăn, khách hàng ưu tiên. Theo đó, trong thời gian vừa qua, MB cũng đã giảm lãi suất hỗ trợ cho khách hàng với số tiền lên tới 500 tỷ đồng cho nhóm khách hàng khó khăn, khách hàng ưu tiên theo yêu cầu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Tổng Giám đốc MB Phạm Như Ánh cho hay, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất huy động lần này thì MB sẽ tiếp tục có những chính sách mới để hỗ trợ khách hàng trong thời gian tới.

“Tăng trưởng tin dụng của MB từ đầu năm đến nay khoảng 6,5%. Chúng tôi kỳ vọng rằng với mặt bằng lãi suất mới thấp hơn thì ngân hàng sẽ đạt được mức tăng trưởng tin dụng tốt hơn trong các tháng còn lại, Dự kiến hết tháng 6 tốc độ tăng trưởng của MB sẽ đạt mức 9%,” ông Ánh chia sẻ.

Trong khi đó, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) Nguyễn Hưng đánh giá các động thái giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước khá phù hợp.

“Các động thái đó gửi tín hiệu đến thị trường cho thấy nhà điều hành mong muốn lãi suất của thị trường hạ xuống. Trong quý IV năm 2022 và quý I năm nay có lúc lãi suất lên, nhưng sau các quyết định điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Nhà nước thì lãi suất giảm. Và chỉ khi các lãi suất trên thị trường hạ xuống, chi phí vốn hạ, thì các ngân hàng thương mại mới có khả năng điều chỉnh mức lãi suất cho vay cho doanh nghiệp và người dân, hỗ trợ tốt hơn cho phát triển kinh tế”, ông Nguyễn Hưng nhìn nhận.

Cũng theo ông Nguyễn Hưng, đến nay mức tăng tín dụng của TPBank khoảng hơn 5%. Trong giai đoạn hiện nay, thu nhập của doanh nghiệp đang giảm thấp, chi phí tài chính cao quá cũng là cản trở đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng như người tiêu dùng.

"Vì vậy có thể nói, một khi lãi suất thấp hơn, khách hàng dễ tiếp cận vốn hơn, mọi việc sẽ thuận lợi hơn, các quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh có thể khả thi hơn. Từ đó, chúng ta có thể kỳ vọng tín dụng sẽ tăng trưởng", ông Nguyễn Hưng chia sẻ.

https://nhandan.vn/nhieu-ngan-hang-dong-thuan-giam-lai-vay-post754582.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Kiến tạo các động lực tăng trưởng mới

Kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đi lên từ đáy tăng trưởng, song khó khăn, thách thức trước mắt vẫn còn rất nhiều, rất khó tạo được chuyển biến trong ngắn hạn.

Đánh giá cao vai trò, vị thế và tiếng nói tích cực của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78, kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ và thăm chính thức CHLB Brazil. Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời...

Vun đắp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản ngày càng bền chặt

Sau gần 10 năm nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á, Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm mốc son 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (21/9/1973-21/9/2023) với sự tin cậy và tình hữu nghị đặc biệt giữa nhân dân hai nước. Sự tương đồng và gần gũi trong văn hóa đã góp...

Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính phủ mới ban hành Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu của Chiến lược là phát triển ngành nghề nông thôn nhằm phát huy tiềm năng của khu vực nông thôn, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân.

Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với công tác giáo dục dân tộc

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4891/BGDĐT-GDDT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục dân tộc. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo,...

Xuất khẩu rau quả trên đà xác lập kỷ lục

8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch 3,45 tỷ USD, tăng 57,5% so với cùng kỳ năm 2022, vượt qua con số 3,36 tỷ USD của cả năm 2022. Với nhiều lợi thế hiện có, ngành hàng rau quả đang dần tiến đến mục tiêu kỷ lục 5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay.