Chuyện về Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II

Những câu chuyện về Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II năm xưa đã nối dài trang sử vẻ vang, tô thắm truyền thống yêu nước của Nhân dân các dân tộc Lào Cai trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ngày tháng Tư lịch sử khiến hình ảnh và những ký ức một thời trở đi trở lại trong tâm trí cựu chiến binh Nguyễn Cảnh Hưng. Trong ngôi nhà bày biện tiện nghi giản dị ở phường Cốc Lếu (thành phố Lào Cai), người cựu chiến binh sinh năm 1952 lần giở những tài liệu mà ông lưu giữ bao năm qua về tháng ngày tham gia kháng chiến chống Mỹ.

hl2.jpg

Ông kể: Năm 1968, trong khí thế cách mạng sục sôi, tôi mới 16 tuổi nhưng đã khai thành 18 để đủ tuổi lên đường nhập ngũ, tham gia vào Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II. Trước đó, tôi chỉ nghe chuyện về chiến trường khốc liệt qua lời kể, chưa hiểu hết gian khó ra sao song vẫn quyết tâm xung trận.

Tháng 9/1969, khi đơn vị của ông đang đóng quân ở tỉnh Tây Ninh, Mỹ thả loạt bom vào khu vực chỉ huy tiểu đoàn. Giữa màn bom đạn ác liệt, tận mắt chứng kiến đồng đội hy sinh, ông càng thấm hơn sự khốc liệt của chiến tranh, nhìn rõ lằn ranh sinh tử.

Theo lời ông Hưng, tám năm ròng ông tham gia kháng chiến không có điều kiện để gửi một lá thư về quê, không một ngày phép. Cha mẹ ông vò võ ngóng trông, thậm chí có lúc nghĩ đến tình huống xấu nhất là ông đã hy sinh. Tám năm ấy là quãng thời gian quá lâu với người thân của ông Hưng và cũng là những ngày tháng ông nếm trải biết bao trận mưa bom, bão đạn.

hl3.jpg

Trong những câu chuyện về cuộc chiến đấu, về Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II huyền thoại, chúng tôi còn được gặp cựu chiến binh Hoàng Văn Chài, dân tộc Tày (sinh năm 1950), trú tại thôn Thác, xã Cam Đường (thành phố Lào Cai).

Ông Chài kể, năm 1968, ông cùng gần 500 thanh niên Lào Cai lên đường nhập ngũ, sau thời gian huấn luyện tại tỉnh, Tiểu đoàn hành quân và tham gia chiến đấu ở mặt trận Tây Ninh. Năm 1972, trong một lần đi tiếp tế tải đạn, ông Chài cùng đồng đội bị địch phục kích, trận pháo kích đó khiến ông bị nát bàn tay, gãy xương cánh tay phải, vỡ xương chậu. Bị thương nặng nên ông Chài được đưa về tuyến sau, điều dưỡng tại Vĩnh Phúc trước khi ra quân.

hl4.jpg

Chiến trận đã ám ảnh ông Chài suốt bao năm tháng qua. Rất nhiều đêm chiến trường hiện rõ trong những giấc mơ của ông, đó là những hình ảnh về đồng đội, về khói lửa bom đạn quân thù. Ông Chài may mắn hơn nhiều đồng đội là được trở về quê hương nhưng mỗi khi trở trời vết thương lại nhức nhối, người thương binh hạng 2/4 ấy lại bùi ngùi nhớ về đồng đội.

 

Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, đã có hàng nghìn thanh niên Lào Cai lên đường nhập ngũ, chi viện cho chiến trường miền Nam thân yêu. Nhiều thanh niên chưa đủ tuổi nhập ngũ vẫn viết đơn tình nguyện vào bộ đội, có lá đơn viết bằng máu để xung phong đi cứu nước. Gần 500 cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II sau thời gian huấn luyện bắt đầu lên đường, vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu.

hl5.jpg

Lịch sử Lực lượng vũ trang tỉnh Lào Cai (1948 - 2018) ghi: “Suốt 5 tháng hành quân bộ mang vác nặng, đường dài, Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II đã vào đến chiến trường B2, B4 với quân số đạt 98%. Với thành tích lớn lao đó, Bộ Tư lệnh mặt trận đã tặng Bằng khen cho đơn vị và gửi điện biểu dương Quân khu Việt Bắc cũng như quân và dân Lào Cai đã có thành tích xuất sắc trong việc giáo dục, rèn luyện ý chí chiến đấu cho lực lượng vũ trang địa phương”.

Trên các chiến trường, con em các dân tộc tỉnh Lào Cai đã dũng cảm chiến đấu chống quân thù. Có đến 60% cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II được tặng bằng khen, giấy khen, Huy hiệu “Dũng sỹ diệt Mỹ”.

Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, những người con của Lào Cai có tên trong danh sách Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II năm xưa có người đã nằm lại nơi chiến trường, “thấm máu xương vào đất mẹ”, có người trở về với vết thương trên cơ thể.

Những câu chuyện của người lính Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II năm xưa đã nối dài trang sử vẻ vang, tô thắm truyền thống yêu nước của Nhân dân các dân tộc Lào Cai trong một phần chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Những câu chuyện của cựu chiến binh Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II là bài học vô giá, vừa có tính giáo dục vừa truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ biết trân trọng giá trị lịch sử, yêu chuộng hòa bình, quê hương, đất nước.

https://baolaocai.vn/chuyen-ve-tieu-doan-hoang-lien-son-ii-post367847.html

Theo Quỳnh Trang/LCĐT

Tin Liên Quan

Thông xe nối cầu cạn có trụ cao nhất Việt Nam

Sáng 22/9, Lào Cai chính thức đưa vào hoạt động tuyến đường mới tỉnh lộ 155 kết nối điểm du lịch quốc gia Sa Pa với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Tình cảm đặc biệt của Bác Hồ đối với Lào Cai

Mặc dù bận rất nhiều công việc, song Bác Hồ đã luôn dành tình cảm đặc biệt cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. Đặc biệt, ngày 23/9/1958, Lao Cai vinh dự được đón Bác Hồ lên thăm.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong duyệt các nội dung chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai

Sáng 21/9, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tổng duyệt các nội dung chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai (23/9/1958 - 23/9/2023).

Thành ủy Lào Cai tổng kết đợt thi đua chuyên đề chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ thăm Lào Cai

Sáng 22/9, Thành ủy Lào Cai tổng kết đợt thi đua chuyên đề chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ thăm Lào Cai.

Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh hoàn thành vượt tiến độ 2 công trình chào mừng

Trong đợt thi đua nhân kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ lên thăm Lào Cai và 75 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, Ban Quản lý Dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng tỉnh đã đăng ký 2 công trình chào mừng, đó là: Công trình cải tạo, sửa chữa Nhà thi đấu đa năng tỉnh Lào Cai và công trình cải tạo, nâng cấp công...

Bộ đội Biên phòng Lào Cai thi đua làm theo lời Bác

Ngày 2/3/1962, Bác Hồ đến dự, động viên Đại hội liên hoan Chiến sĩ thi đua Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) lần thứ Nhất.